Ban Nha hóa (đến năm 2050 số dân Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha có
thể chiếm tới 1/3)… Tác giả coi hiện tượng ấy như một dạng xâm
lược bằng dân số học, hiện cũng đang là mối lo lớn của nhiều quốc
gia khác trên thế giới, kể cả Đông Nam Á và nhất là châu Âu. Rất có
thể những gì Donald Trump - tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ -
đang làm cũng có cơ sở từ nỗi lo này… Giờ đây có lẽ họ đang theo
kế sách “lui về giữ gìn phên giậu quốc gia”.
Cuốn sách này đã tạo cớ để mở ra một cánh cửa cho sự phê
phán. Phần cuối công trình có nội dung gây tranh cãi nhiều nhất, rất
điển hình cho một dạng suy lý về địa chính trị. Nó được đón nhận rất
khác nhau. Henry Kissinger thì coi đây là “một cuốn sách kỳ diệu”,
trong khi các tác giả trường phái Pháp thì có khuynh hướng phê
phán, chê bai, thậm chí có người không ngần ngại cho rằng đây là
một mớ những điều mâu thuẫn! Đánh giá sau cùng thế nào xin dành
quyền phán xét cho bạn đọc!
Đọc và nhận thức sách là niềm vui và trách nhiệm của mỗi bạn
dọc, do vậy người dịch và cũng là bạn đọc xin tranh thủ đưa ra đây
một số điều gợi mở, với hy vọng góp thêm một tiếng nói để giúp bạn
đọc suy ngẫm về cả những điều rộng lớn cũng như đối với vận
mệnh của đất nước chúng ta: hiểu rõ vị trí và điều kiện địa lý của
nước ta, suy nghĩ về những tình thế địa chính trị mà dân tộc ta đã,
đang và sẽ phải đối diện (xem Chương XI). Xem ra, không một ai có
thể đứng ngoài cuộc chơi: “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”…
Từ cuốn sách này, bạn đọc có thể dễ dàng chiêm nghiệm theo hậu
nghiệm về mọi việc từng chứng kiến hoặc từng được ghi chép trong
sử sách.
Xuyên suốt cả công trình này, R. Kaplan nhắc nhớ không ngừng
và tuyên truyền cho một khái niệm rất kinh điển về địa lý và hoàn