CHƯƠNG XIV
ĐẾ CHẾ OTTOMAN XƯA
(PHƯƠNG ĐÔNG TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA)
N
ếu cao nguyên Iran là nhân tố địa lý then chốt bậc nhất ở Đại
Trung Đông, thì tiếp sau nó, xét về tầm quan trọng, đương nhiên
phải là cầu lục địa Anatolia, hay là Tiểu Á. Cũng giống như cao
nguyên Iran hoàn toàn thuộc về một quốc gia duy nhất là Iran, cầu
lục địa Anatolia hoàn toàn thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng nhau, hai
nước này hợp thành một thực thể núi và cao nguyên nhìn xuống sa
mạc Arabia từ phía bắc, lấy làm kiêu hãnh về một số dân gần 150
triệu người, lớn hơn một chút so với số dân tổng cộng của tất cả 12
nước Arab ở phía nam, tức là những nước kết thành vùng Lưỡi liềm
Phì nhiêu và bán đảo Arab, và có lẽ phải cộng thêm vào đấy dân số
của Ai Cập và các nước Arab Bắc Phi khác để thế giới Arab có thể
vượt chút ít số dân của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là hai
bộ phận trọng yếu trong vành đai hoang dã của Mackinder và
Rimland của Spykman. Kinh tế nông nghiệp của họ thuộc loại giàu
có nhất Trung Đông, đồng thời họ cũng có tỷ lệ công nghiệp hóa cao
nhất và tay nghề công nghệ tiên tiến nhất trong khu vực. Bản thân
sự tồn tại chương trình hạt nhân của Iran và khả năng của Thổ Nhĩ
Kỳ bắt chước Iran, nếu nó muốn nâng cao vị thế của mình, thể hiện
sự tương phản rõ rệt với trường hợp của Arab Saudi và những