SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 413

biệt là ở Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ có ảnh hưởng ngoại giao đủ để tác
động lên đời sống chính trị hàng ngày.

Thổ Nhĩ Kỳ nắm quyền kiểm soát lưu vực nguồn của các sông

Tigris và Euphrates, và đó là một lợi thế địa lý đặc biệt, cho nó khả
năng dừng việc cung cấp nước vào Syria và Iraq. Nhưng nếu một
khi nước này thực sự làm như thế, thì điều đó sẽ tương đương với
một lời tuyên bố chiến tranh. Vì thế, nó cần sử dụng đòn bẩy này
một cách dè dặt. Ví dụ, việc làm giảm lưu lượng của các sông này
bằng cách chuyển dòng chảy của chúng cho mục đích nông nghiệp
sẽ có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ gây ảnh hưởng đáng kể tới chính sách
của các nước Arab.” Có một thực tế địa chính trị mới thường hay bị
người ta bỏ qua là dự án của miền Đông-nam Anatolia với nội dung
xoay quanh con đập Ataturk, nằm cách Sanliurfa 40 km về phía bắc,
gần biên giới với Syria: khoảng 5.000 km

2

đất canh tác trên cao

nguyên Harran được tưới tiêu bằng nước từ chính con đập này. Hệ
thống các đập trên sông Euphrates được lập kế hoạch trong những
năm 1970 và xây dựng trong hai thập kỷ tiếp theo, có thể cung cấp
nước cho đến tận Cisjordanie đang khát nước. Dự án này trong thế
kỷ XXI sẽ làm tăng thêm sức mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực
Arab Trung Đông, và đó chắc chắn là lý do tại sao nước này gần đây
bắt đầu tự khẳng định mình nhiều hơn trên vũ đài địa chính trị.

Có một thực tế khá rõ ràng rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách xác

lập chỗ đứng cho mình ở Trung Đông, nhưng đó là một hiện tượng
mới thấy gần đây. Trong thực tế lịch sử, các dân tộc vùng Tiểu Á
từng chủ yếu hướng về châu Âu và vùng Balkan, nơi có đất đai màu
mỡ gần nhất với lãnh thổ của họ. Xu hướng này càng nổi rõ hơn
cùng với việc Trung Âu trở nên giàu có hơn nhờ những trao đổi
thương mại với đế chế Carolinge hàng xóm, một nhân tố đã đưa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.