SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 414

đến định hướng lâu dài quay về hướng tây và hướng bắc của đế
chế Ottoman. Thổ Nhĩ Kỳ đã cố sức co kéo cho mình hoàn toàn ăn
khớp với cầu lục địa Anatolia, nhưng (cũng giống như nước Nga)
trọng tâm dân số và công nghiệp của quốc gia suốt nhiều thế kỷ đều
tập trung ở phần phía tây, bên cạnh khu vực Balkan, tương đối xa
vùng Trung Đông. Trái lại, trong địa phận Anatolia độ cao và độ chia
cắt sâu lớn của địa hình, các thung lũng nằm xa nhau và phân cách
với nhau bởi núi cao, là những nhân tố ngăn cản việc tạo ra những
liên minh bộ lạc đủ mạnh để có thể cạnh tranh với sự kiểm soát của
Ottoman trên những vùng ven lề của Caucasus và Trung Đông.
Hoàn cảnh địa lý không mấy thuận lợi cho sự phát triển xã hội và
kinh tế như vậy đã cho phép các triều đại Seljuk và Ottoman, được
tổ chức tốt, cai trị suốt nhiều thế kỷ từ những căn cứ của mình đặt ở
phía tây đất nước, mà không phải lo lắng về tình hình tại phần phía
đông. Tình hình đối với nước Nga cũng giống hệt như thế: miền
Đông Sibir và vùng Viễn Đông Nga khó mà có thể trở thành một mối
nguy cho các thành phố ở phía Tây. Nhưng khác với phần phía
đông nước Nga, nơi thường xuyên chịu sự đe dọa xâm lược của
Mông Cổ, Anatolia với một đới duyên hải rất rộng lớn làm cho các
đời vua ở Constantinople luôn được thanh thản về biên giới của
mình. Về địa lý, Anatolia có cấu trúc gọn, không cồng kềnh, trong khi
nước Nga thì dàn trải, điều đó cho phép Anatolia cai quản lãnh thổ
của mình dễ dàng hơn.

Do đó, nhân khẩu học Thổ Nhĩ Kỳ đã nhấn mạnh yếu tố địa lý

Thổ Nhĩ Kỳ. Anatolia nằm xa trái tim của Trung Đông hơn so với cao
nguyên Iran, và sự phân bố không gian của dân cư Turk lại càng
nhấn mạnh hơn sự xa cách này. Những cuộc xâm nhập quân sự
của Ottoman vào Trung Âu, mà đỉnh cao là vào năm 1683 với việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.