tâm tính và đưa đất nước theo con đường phương Tây hóa cả về
chính trị lẫn văn hóa. Ông đã bãi bỏ thứ công lý được xây dựng theo
kinh Koran, cấm đàn ông đội Fez (mũ đuôi seo), không khuyến khích
đàn bà mang tấm che mặt, và thay thế ký tự Arab bằng ký tự Latin.
Nhưng cho dù những quyết định này có tính cách mạng đến đâu, thì
chúng cũng xuất phát từ hư không. Đó chủ yếu là sản phẩm của sự
quyến rũ mà châu Âu đã gây ra cho Thổ Nhĩ Kỳ niềm đam mê trong
suốt nhiều thế kỷ. Mặc dù ban đầu Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối tham gia
Thế chiến II, nó cũng đã trở thành một đồng minh của phương Tây,
một phần là bởi Kemalism (một học thuyết mang tính thế tục thân
phương Tây của Kemal Ataturk), và tình trạng này vẫn tiếp tục cho
đến những năm đầu của thế kỷ XXI. Theo những lời trao đổi kín đáo
mà một số nhân vật có danh vị ở Thổ Nhĩ Kỳ dành cho tôi trong các
chuyến đi của mình vào những năm 1980 và 1990, Thổ Nhĩ Kỳ đã
nuôi dưỡng hy vọng được gia nhập EU trong suốt một thời gian dài.
Nhưng trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI mới rõ là Thổ Nhĩ Kỳ có
lẽ sẽ không bao giờ trở thành một thành viên đầy đủ của tổ chức
này. Lý do được xem là sặc mùi Quyết định luận địa lý và văn hóa:
mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã cố công để có một nền dân chủ và trở thành
một thành viên của NATO, nhưng nó cũng là một nước Hồi giáo, và
do vậy không được chào đón. Sự từ chối này đã gây sốc cho xã hội
Thổ Nhĩ Kỳ và lại làm nổi lên vũ đài chính trị một số xu hướng từng
bị đẩy lui trong thời gian dài, và như vậy lại một lần nữa làm thay đổi
định hướng của đất nước.
Sự chuyển đổi được áp đặt bởi Ataturk bản thân nó chứa đựng
một mâu thuẫn tiềm ẩn. Thực vậy, Ataturk sinh ra và lớn lên ở thành
phố Salonika, nơi trong thế kỷ XIX từng là một thành phố của người
tứ xứ, với cư dân không là chỉ người Turk mà còn có người Hy Lạp,