Âu đối với Thổ Nhĩ Kỳ đã dẫn công luận Thổ Nhĩ Kỳ đến chỗ quay
lại chống đối phương Tây. Cùng với sự trở lại của lực lượng Hồi
giáo, hiện tượng này đã tạo ra một sự thay đổi chính sách đối ngoại,
thể hiện ở chỗ Thổ Nhĩ Kỳ trở nên gần gũi hơn với Trung Đông.
Theo một nghĩa nào đó, người Mỹ đã tự mình rơi vào cạm bẫy
của chính mình. Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ
tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ dân chủ là một pháo đài của NATO, ủng
hộ Israel ở Trung Đông, trong khi họ đã biết rằng chính sách đối
ngoại và an ninh của nước này nằm trong tay của giới quân sự.
Cuối cùng, vào đầu thế kỷ XXI, Thổ Nhĩ Kỳ đã nổi lên thực sự như là
một nền dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, phản ánh bản chất
Hồi giáo của quần chúng Thổ Nhĩ Kỳ, và kết quả đó là một Thổ Nhĩ
Kỳ nghiêng về chống Mỹ, chống Israel.
Vào mùa thu năm 1998, tôi có mặt ở Kayseri, vùng Cappadocia,
để phỏng vấn các nhà lãnh đạo Hồi giáo, trong số đó có Abdullah
Gul, đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là tại một cuộc họp của
Đảng Virtue, mà sau này trở thành AKP. Đảng Virtue bản thân có
nguồn gốc từ Đảng vì sự Thịnh vượng, một đảng Hồi giáo, vốn từng
luôn luôn từ chối thỏa hiệp với chính quyền quân sự, và từng đưa ra
ý định làm sống lại sự công bằng xã hội dựa trên tôn giáo phổ biến
của triều đại Ottoman. Trong báo cáo của tôi về những cuộc gặp gỡ
này, xuất bản năm 2000, tôi đã thấy được một điểm đúng căn bản
và phạm một điểm sai cũng lớn. Điều lớn căn bản mà tôi nhận định
đúng là những người này, mặc dù đang là một đảng thiểu số, sắp
trở thành một đảng đa số trong vài năm tới. Chủ đề trung tâm trong
chiến dịch của họ là dân chủ: Thổ Nhĩ Kỳ càng có nhiều dân chủ
hơn, thì quyền lực của Hồi giáo sẽ càng tăng, bởi vì họ liên kết với