truyền thống vốn là tổ ấm của các nhà trí thức thế tục, cũng là nơi
sinh sống của nhiều người di cư kinh tế từ nông thôn, chủ yếu là
người nghèo và rất năng lễ bái, những người đã bị quyến rũ bởi lời
lẽ rao giảng theo chủ nghĩa truyền thống của Erdogan.
Sự lên nắm quyền của Erdogan cho thấy giới tinh hoa tiến bộ ở
đấy đã xa rời thực tế biết chừng nào, và Hồi giáo, vốn từng bị đẩy lùi
bởi Kemalism, đã trở lại, buộc người ta phải tính đến như thế nào
trong đời sống chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1945, ở Thổ Nhĩ Kỳ có
20.000 nhà thờ Hồi giáo; vào năm 1985, đã có 72.000, và con số
này còn không ngừng tăng lên. Gần 2/3 số người của tầng lớp công
nhân đô thị Thổ cầu nguyện hằng ngày, cũng như vậy ở hầu hết các
vùng nông thôn, và xu hướng này cũng đang liên tục tăng. Sự hồi
sinh của Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ đang cạnh tranh với những hệ tư
tưởng thế tục của cả cánh hữu (fascism) và cánh tả (Marxism) trên
lãnh địa của chính họ, “với tư cách cứu tinh của lớp thanh niên trẻ
thành thị vỡ mộng,” mà đối với họ chủ nghĩa Kemalism không phải
là một “hệ đạo đức-xã hội” để dẫn dắt cho đời sống hằng ngày”, nhà
văn và nhà báo Dilip Hiro từ London đã viết như vậy. Khi một chủ
nghĩa dân tộc thông thường gắn với Hồi giáo đã bắt rễ, Kemalism sẽ
dần dần mất lý do tồn tại.”
Năm 2003, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối cho phép Hoa Kỳ sử
dụng lãnh thổ của mình để xâm lược Iraq, nhưng trong lời từ chối
ấy, công của đảng AKP ít hơn so với của những người thế tục, tức
là của những người đã tự đứng về phía người châu Âu để tố cáo
tính hiếu chiến của chính quyền Bush. Sự thất bại của Mỹ trong
cuộc can thiệp này đã gây ra cuộc nội chiến đẫm máu, và việc
không có bằng chứng về sự hiện diện của các loại vũ khí hủy diệt
hàng loạt, cũng như thái độ thường xuyên ngờ vực của người châu