SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 190

chúng ta, và tận từ thời Heraclitus, sự biến đổi đã được khám phá đi khám
phá lại nhiều lần. (Tham khảo cuốn "Xã hội mở và những kẻ thù của nó"
của tôi, nhất là từ Chương 2; xem thêm cả Chương 10, trong đó tôi có đưa
ra lập luận cho rằng chính sự mất mát trong thế giới bất biến của một xã
hội nguyên thủy đã phần nào chịu trách nhiệm về khuynh hướng văn minh
và cho thái độ sẵn sàng chấp nhận những niềm an ủi sai lầm của chủ nghĩa
toàn trị và của thuyết sử luận)

Việc đưa ra một ý tưởng đáng nể đến thế và được xem như táo bạo và cách
mạng đã bộc lộ một thứ chủ nghĩa bảo thủ vô thức; và chúng ta, những
người đang tỏ ra ngưỡng mộ lòng nhiệt thành vĩ đại đối với sự biến đổi,
hoàn toàn có quyền thắc mắc liệu đây phải chăng chỉ là một mặt của thái độ
nước đôi, và liệu có hay không một sự đối kháng nội tại cũng đủ lớn cần
phải vượt qua. Nếu đúng thế thì điều này có cơ cắt nghĩa được cho sự nhiệt
tình mang tính tôn giáo mà người ta mang nó trong lòng khi tuyên bố rằng
thứ triết lí cổ xưa và dễ lung lay này là sự soi rạng mới mẻ nhất, và do đó, là
thiên khải vĩ đại nhất của khoa học. Xét đi xét lại thì có khi chính các nhà
sử luận lại là những kẻ sợ biến đổi chăng? Và biết đâu phải chăng chính nỗi
sợ hãi sự biến đổi này đã khiến họ hoàn toàn bất lực trong việc phản ứng lại
với phê phán, và khiến những người khác nhiệt tình đáp trả những lời giáo
huấn của họ? Mọi việc diễn ra như thể các nhà sử luận đang cố gắng tự an
ủi mình trước sự mất mát của một thế giới bất biến bằng cách bám víu lấy
được vào niềm tin cho rằng có thể tiên đoán được sự biến đổi vì nó phải
tuân theo một thứ định luật bất biến.

HẾT

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.