SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 29

Một tiên đoán cũng là một biến cố xã hội, và do đó nó có thể tương tác với
những biến cố xã hội khác, trong đó có biến cố đã được tiên đoán. Điều đó
có thể (như ta thường thấy) khiến cho sự kiện xảy ra sớm hơn; nhưng cũng
dễ thấy rằng nó có thể ảnh hưởng theo chiều ngược lại. Trong trường hợp
hãn hữu nó có thể là nguyên nhân của biến cố: biến cố có thể hoàn toàn
không xảy ra nếu không được tiên đoán. Trong trường hợp hãn hữu ngược
lại, lời tiên đoán về một sự kiện mang tính đe dọa có thể dẫn đến thái độ
phòng ngừa (do đó, với sự cẩn trọng hay bất cẩn khi đưa ra lời tiên đoán,
nhà khoa học xã hội dường như có thể gây ra biến cố hay dập tắt biến cố).
Hiển nhiên là còn nhiều trường hợp trung gian nằm giữa hai trường hợp tới
hạn nói trên. Cả hành động tiên đoán điều gì đó lẫn hành động dè dặt trong
việc tiên đoán điều gì đó đều có thể dẫn đến hàng loạt hệ quả khác nhau.

Vậy là rõ ràng các nhà khoa học xã hội phải kịp thời ý thức được những khả
năng nói trên. Một nhà khoa học xã hội, chẳng hạn, có quyền tiên đoán một
điều gì đó và có thể thấy trước việc tiên đoán của mình sẽ khiến điều đó xảy
ra. Hoặc giả người đó có quyền cho rằng một sự kiện nào đó là một sự kiện
không đáng trông đợi, và do đó anh ta tìm cách ngăn ngừa nó. Và trong cả
hai trường hợp, nhà khoa học đều có vẻ như vẫn tôn trọng một nguyên tắc
được coi là nguyên tắc về tính khách quan khoa học: nói ra sự thật và chỉ sự
thật. Nhưng mặc dù nhà khoa học có nói lên sự thật chăng nữa thì chúng ta
vẫn không thể bảo rằng anh ta đã tuân thủ tính khách quan khoa học; bởi vì
trong khi đưa ra những dự báo (về những biến cố sắp xảy ra) anh ta vẫn có
thể tác động đến những biến cố theo chiều hướng mà cá nhân anh ta mong
muốn.

Tuy có thể thừa nhận bức tranh trên đây đã phần nào khái quát được vấn đề,
nhưng nhà sử luận sẽ còn đòi hỏi phải làm thật rõ một điểm mà ta dễ nhận
ra ở hầu hết mọi đề tài nghiên cứu của các bộ môn khoa học xã hội. Sự
tương tác giữa những lời công bố của nhà khoa học xã hội gần như luôn tạo
ra những tình huống trong đó ta không những cần cân nhắc lại chân lý của
những lời công bố đó mà còn phải luôn xem xét đến ảnh hưởng thực tế của
chúng đến sự phát triển tương lai. Nhà khoa học xã hội có quyền dồn hết nỗ
lực cho chân lý; nhưng đồng thời anh ta còn có nhiệm vụ tác động vào xã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.