SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 50

PHẦN II: NHỮNG LUẬN THUYẾT

DUY TỰ NHIÊN LUẬN CỦA

THUYẾT SỬ LUẬN

Mặc dù thuyết sử luận về cơ bản là phản tự nhiên luận, nhưng không có
nghĩa là nó đối lập với ý niệm cho rằng có những điểm chung về mặt
phương pháp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Điều đó xuất phát
từ việc các nhà sử luận về nguyên tắc luôn quan niệm (mà tôi hoàn toàn
chia sẻ) rằng xã hội học, cũng giống như vật lí học, là một ngạch tri thức
với những mục đích vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thường nghiệm.

Nói xã hội học là một bộ môn lí thuyết, ý nói là nó có nhiệm vụ cắt nghĩa
và tiên đoán
các sự kiện với sự trợ giúp của những lí thuyết hoặc những
định luật phổ quát (mà nó cố gắng phát hiện). Mô tả xã hội học như một
khoa học thường nghiệm là ý nói rằng nó bị kinh nghiệm ràng buộc, rằng
những sự kiện được nó cắt nghĩa và tiên đoán là những thực kiện quan sát
được
, và rằng quan sát là cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ mọi lí thuyết được
đề xuất. Khi nói tới thành công trong vật lí học là ta nghĩ tới sự thành công
của những lời tiên đoán của nó: và sự thành công của những lời tiên đoán
ấy được coi tương đương như sự chứng thực mang tính thường nghiệm của
những định luật vật lí. Khi đem đối chiếu sự thành công tương đối của xã
hội học với sự thành công của vật lí học là ta đã thừa nhận thành công trong
xã hội học về cơ bản cũng nằm ở việc các tiên đoán của nó được chứng
nghiệm. Từ đó suy ra có một số phương pháp chung - tiên đoán trên cơ sở
các định luật, và dùng quan sát để trắc nghiệm các định luật - mà cả vật lí
học lẫn xã hội học đều áp dụng.

Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này, dù vẫn coi đó là một trong
những giả định cơ bản của thuyết sử luận. Nhưng tôi lại không đồng tình
với những chi tiết được triển khai thêm của nó. Việc đi sâu hơn vào chi tiết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.