SỰ NGHÈO NÀN CỦA THUYẾT SỬ LUẬN - Trang 48

Theo đó thì cơ sở của thuyết duy bản chất phương pháp luận chính là một
luận cứ mang tính sử luận đã đưa Plato đến với thuyết duy bản chất của
mình, tức là đến với luận cứ của Heraclitus cho rằng những sự vật luôn biến
đổi không bao giờ tuân theo sự mô tả có lí tính. Đó là vì khoa học hay tri
thức luôn hàm định một cái gì đó không thay đổi và luôn đồng nhất với
chính nó - một bản chất cốt yếu. Lịch sử, tức là sự mô tả cái biến đổi, và
bản chất cốt yếu, cũng tức là cái bất biến trong quá trình biến đổi, thể hiện ở
đây như hai khái niệm tương hỗ. Nhưng sự tương hỗ này còn được hiểu
theo một nghĩa khác nữa: theo một lối hiểu nào đó, một bản chất cốt yếu lại
hàm định sự biến đổi, và qua đó hàm định lịch sử. Bởi vì cái nguyên lí nói
rằng một sự vật luôn là chính nó hoặc bất biến trong khi vẫn thay đổi nếu
[nguyên lí ấy] được coi là bản chất cốt yếu (hoặc ý niệm, hoặc mô thức,
hoặc bản tính tự nhiên, hoặc thực chất) của nó, thì những biến đổi mà sự vật
phải trải qua lại khiến bộc lộ những diện mạo hay những khía cạnh khác
nhau của những khả năng mà sự vật vốn có, và do đó làm bộc lộ bản chất
cốt yếu của nó. Theo đó, bản chất cốt yếu có thể được diễn giải như sự cộng
gộp hay nguồn gốc của những tiềm năng cố hữu của sự vật, còn những biến
đổi (hay những vận động) có thể được diễn giải như sự hiện thực hóa hay
thực thi hóa những tiềm năng đang còn bị bản chất cốt yếu của nó che phủ
(người khởi xướng luận thuyết này là Aristotle). Từ đó ta có thể suy ra rằng
một sự vật, tức là bản chất cốt yếu bất biến của nó, chỉ có thể được nhận
biết thông qua những biến đổi của nó. Chẳng hạn, nếu muốn biết liệu một
vật nào đó có phải được làm bằng vàng hay không thì ta phải gò nó ra hay
thử nó bằng hóa chất, tức phải làm nó thay đổi và qua đó khiến nó bộc lộ
một số tiềm năng. Cũng giống vậy, bản chất cốt yếu - hay nhân cách - của
một con người chỉ có thể được nhận biết khi nó tự bộc lộ mình qua tiểu sử
của người đó. Việc áp dụng nguyên lí này cho xã hội học sẽ dẫn ta đến với
kết luận rằng bản chất cốt yếu hay thực tính của một nhóm xã hội chỉ có thể
tự bộc lộ và được nhận biết thông qua lịch sử của nhóm ấy. Nhưng nếu các
nhóm xã hội chỉ có thể được nhận biết thông qua lịch sử của chúng thì
những khái niệm thường dùng để mô tả chúng lại phải là những khái niệm
lịch sử; và đúng vậy, chỉ có thể coi những khái niệm xã hội học như nhà
nước
Nhật Bản hay dân tộc Italia hay chủng tộc Aryan như những khái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.