sắc của nhân dân lao động thủ đô, vì lòng dũng cảm và tinh thần anh hùng
trong cuộc đấu tranh chống quân thù, và đến ngày Kỷ niệm 20 năm chiến
thắng nước Đức phát-xít thì được tặng thưởng danh hiệu thành phố anh
hùng.
Nhân dân Mát-xcơ-va đã hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối
với Tổ quốc không phải chỉ với sự tham gia chiến đấu diệt địch ở chiến
trường mà còn với sự lao động quên mình ở các công xưởng và nhà máy.
Chúng ta sẽ không bao giờ quên được hình ảnh Mát-xcơ-va trong những
ngày ấy. Nhân dân lao động thủ đô đã biến thành phố thành một xưởng chế
tạo vũ khí, cung cấp cho mặt trận súng trường tự động, súng cối, súng máy,
đạn dược và nhiều thứ vũ khí khác.
Những người Mát-xcơ-va đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch quý tư năm
1941 do Ban chấp hành trung ương Đảg và Chính phủ đề ra về việc tổ chức
lại nền công nghiệp thủ đô. Kế hoạch nặng nề đó, mặc dầu tình hình chiến
tranh rất phức tạp, cũng vẫn được hoàn thành vượt mức. Trong công cuộc
bảo vệ Mát-xcơ-va, trong việc tiêu diệt địch ở ngoại vi thành phố anh hùng,
phụ nữ và thanh niên đã có những đóng góp đặc biệt xứng đáng. Việc làm
cao cả của họ sẽ còn mãi trong trí nhớ của nhân dân Liên Xô.
Và mỗi lần tôi nghĩ tới thắng lợi của chúng ta ở ngoại vi Mát-xcơ-va là
thế nào tôi cũng nhớ lại những lời nói của Lê-nin bất tử: “Trong mọi cuộc
chiến tranh, rốt cuộc, thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng
đang đổ máu trên chiến trường. Lòng tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa,
sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho hạnh phúc của những người
anh em là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sĩ và làm cho họ chịu đựng
được những khó khăn chưa từng thấy”.
Đầu năm 1942, hầu như toàn bộ bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước
từ nơi sơ tán đã trở về thủ đô; một bộ phận lớn dân cư thủ đô cũng đã trở về