Những trận đánh vô cùng ác liệt trên những con đường ở phía Nam tiến
vào Lê-nin-grát đã diễn ra trong suốt tháng Chín. Những tổn thất to lớn của
quân Đức về người và phương tiện kỹ thuật, mưu toan của chúng muốn
vượt sông Nê-va để hợp nhất với quân Phần Lan ở vùng eo đất Ca-rê-li-a bị
sụp đổ đã buộc bộ chỉ huy phát-xít phải từ bỏ ý đồ tấn công chiếm Lê-nin-
grát. Tất nhiên, những hoạt động phòng thủ trước đó của bộ đội Liên Xô đã
đóng vai trò không nhỏ trong việc này.
Bộ chỉ huy phát-xít quyết định bẻ gãy sự chống cự của những chiến sĩ
bảo vệ thành phố bằng cách phong tỏa. Ngay ngày 18 tháng Chín, Ph. Han-
đe đã viết trong nhật ký của mình: “Sau khi tính đến những nhu cầu về
người ở khu vực mặt trận Lê-nin-grát, nơi mà đối phương tập trung một
khối lượng lớn người và phương tiện vật chất thì tình hình ở đây căng thẳng
cho tới lúc mà người đồng minh của chúng ta là nạn đói sẽ đến” (tôi nhấn
mạnh - A . V.)
Đến cuối tháng Chín năm 1941, tình hình mặt trận trên những con
đường dẫn đến Lê-nin-grát từ phía Nam cũng như ở vùng eo đất Ca-rê-li-a
và trên sông Via đã trở nên ổn định.
Ngày 8 tháng Mười năm 1941, trên những con đường dẫn đến Mát-xcơ-
va, tình hình trở nên hết sức phức tạp đã buộc Đại bản doanh phải chỉ định
Gh. C. Giu-cốp làm lư lệnh Phương diện quân Tây. I. I. Phê-đi-u-nin-xki
được chỉ định làm tư lệnh Phương diện quân Lê-nin-grát, và sau đó là M. X.
Khô-din.
Đến lúc này, những chiến sĩ bảo vệ Lê-nin-grát chỉ còn lại mối liên lạc
duy nhất với “đất lớn” qua hồ La-dô-ga, và Chính phủ Liên Xô đã áp dụng
mọi biện pháp để cung cấp cho thành phố những hàng lương thực, thực
phẩm cần thiết nhất, đạn dược và chất đốt theo con đường này và đường
hàng không.