vai trò quyết định đối với việc phòng thủ Lê-nin-grát. Rất tiếc là Đại bản
doanh không thể cung cấp cho bộ đội chiến đấu ở đây những lực lượng dự
bị đủ mạnh, vì hầu như tất cả những lực lượng đó đều được điều đến vùng
Mát-xcơ-va. Vì vậy, do có ưu thế về số lượng, nên ngày 8 tháng Mười một,
địch đã chiếm được Ti-khơ-vin, tiến sát Vôn-khốp và cắt được tuyến đường
sắt chính, mà trước đây, theo tuyến đường này đến ven bờ Đông hồ La-đô-
ga người ta đã chuyển hàng đến Lê-nin-grát là nơi đang bị phong tỏa.
Rõ ràng, sau khi mất Ti-khơ-vin thì nảy sinh nguy cơ bọn Đức sẽ đột
phá từ phía Nam đánh vào sau lưng tập đoàn quân độc lập 7; tập đoàn quân
này trên sông Via đã chặn đứng cuộc tiến công của quân Phần Lan. Sự hợp
nhất quân Đức với quân Phần Lan không chỉ có nghĩa là tạo ra vòng phong
tỏa kép bao quanh Lê-nin-grát, mà còn cho phép bộ chỉ huy phát-xít tổ chức
cuộc tổng tiến công vào Vô-lô-ga.
Nhưng các đơn vị của tập đoàn quân độc lập 7, dưới sự chỉ huy K. A.
Mê-rét-xcôp (theo chỉ thị của Đại bản doanh, đồng chí này đồng thời lãnh
đạo cả tập đoàn quân 4) đã ổn định được tình hình. Quân Đức đã bị kiệt sức
nhiều vì những trận đánh nặng nề trong vùng rừng - đầm lầy. Trải ra trên
một chính diện dài 350 km, từ Mơ-ga qua Vôn-khôp, Ti-khơ-vin đến Nôp-
gô-rốt, chúng bị bộ đội Liên Xô giáng những đòn đột kích liên tục.
Thế nhưng, điều kiện sống và làm việc trong thành phố Lê-nin-grát bị
phong tỏa ngày càng trở nên cực kỳ khó khăn. Trong tháng Mười một,
những dự trữ nhiên liệu cuối cùng đã tiêu thụ hết. Các nhà máy điện và xí
nghiệp đều ngừng hoạt động. Giao thông vận tải trong thành phố bị đình
chỉ. Hệ thống ống dẫn nước bị hỏng.
Nhưng khó khăn hơn cả vẫn là tình hình lương thực. Việc chuyên chở
lương thực cũng như các loại hàng hóa khác bằng đường thủy phải ngừng
lại vi nước bị đóng băng và những trận bão tố trên hồ La-đô-ga. Khẩu phấn
bánh mì hàng ngày của những người dân và bộ đội phải rút xuống mấy lần.
Từ ngày 20 tháng Mười một mỗi công nhân một ngày chỉ được 250 gam