bánh mì, người sống nương nhờ và trẻ em được 125 gam, những đơn vị ở
tuyến một và trên tàu chiến mỗi người lính được 300 gam bánh mì và 100
gam bánh bích cốt.
Vào tháng Mười một nạn đói bắt đầu, gây ra sự chết chóc của dân cư
trong thành phố. Kẻ thù hí hửng độc địa, vì chúng cho rằng thành phố Lê-
nin-grát phải chịu đựng giá rét quá khắc nghiệt, thiếu điện, thiếu nước,
không được cung cấp thực phẩm một cách đều đặn, đang sống những ngày
cuối cùng. Nhưng với lòng căm thù sâu sắc bọn quỷ dữ phát-xít, những
người dân Lê-nin-grát đã quên mình vượt qua những thiếu thốn vô cùng to
lớn, họ hiến dâng toàn bộ sức lực cho cuộc đấu tranh. Niềm tin chắc rằng
Tổ quốc không để mặc họ đói khổ đã giúp họ giữ vững ý chí chiến thắng.
Ngày nay, trên con đường dốc Va-ga-nô-vô dẫn đến hồ La-đô-ga, có
một tượng đài gồm hai nửa vòm cuốn không khép kín, khoảng trống có
chiều rộng bằng mặt đường ô-tô, tượng trưng cho vòng phong tỏa mà người
dân Lê-nin-grát gọi con đường này là “Con đường sống”.
“Con đường sống” không có tiền lệ trong lịch sử chiến tranh. Việc tạo
nên con đường đó là một trong những biện pháp quan trọng nhất phải làm
dịu tình hình của thành phố và của những người dân, bảo đảm cho quân đội
và các lực lượng hải quân mọi thứ cần thiết để chiến đấu. Dưới những trận
bom và bắn phá thường xuyên của địch, cả ngày lẫn đêm, những dòng xe ô-
tô liên tục chở thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu, phương tiện kỹ thuật, đạn
dược đến Lê-nin-grát, còn khi quay về thì chở phụ nữ, trẻ em, người già,
thương binh và những người ốm đau.
Không thể chiếm Lê-nin-grát trong hành tiến được, bộ chỉ huy phát-xít
chuyển sang phá hoại nó một cách có hệ thống. Hầu như toàn bộ những
khẩc đại bác tiến công siêu nặng, kể cả loại có cỡ nòng 420 mi-li-mét, đều
được kéo đến đây. Trên bản đồ thành phố Lê-nin-grát bị lọt vào tay chúng
ta, bọn Hít-le đã đánh số tất cả những trung tâm sinh hoạt và văn hóa của
thành phố, coi đó là mục tiêu phá hoại của chúng.