vấn đề này bằng một thỏa ước chung hai bên đều có lợi đã vấp phải sự từ
chối của các giới cầm quyền nước Phần Lan tư sản mà sau lưng họ là các
cường quốc đế quốc đang hy vọng sử dụng lãnh thổ Phần Lan làm bàn đạp
tiến công Liên Xô.
Trong điều kiện tình hình đáng lo ngại ở phía biên giới Tây - Bắc đất
nước, Ban chấp hành trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xỏ đã giao cho
Bộ dân ủy quốc phòng phải nghiên cứu những biện pháp đối phó cần thiết
để đảm bảo an toàn cho Tổ quốc.
Hội đồng quân sự tối cao của Hồng quân công nông đã xem xét các vần
đề sẵn sàng chiến đấu của các Lực lượng vũ trang Liên Xô trong trường
hợp nổ ra một cuộc xung đột quân sự do Phần Lan khiêu khích.
Do chức trách công tác, tôi cũng có quan hệ trực tiếp với việc xây dựng
bản kế hoạch phản kích. Tư tưởng cơ bản và nội dung chính của nó là do B.
M. Sa-pô-sni-cốp đề ra. Khi báo cáo kế hoạch với Hội đồng quân sự tối cao,
B. M. Sa-pô-sni-cốp đã nhấn mạnh rằng tình hình quốc tế trước mắt đòi hỏi
những hành động quân sự trả đũa phải được tiến hành và kết thúc trong một
thời hạn hết sức ngắn, bởi vì nếu không thế thì Phần Lan sẽ nhận được từ
bên ngoài một sự chi viện quan trọng, xung đột sẽ kéo dài.
Song, Hội đồng quân sự tối cao không chấp nhận kế hoạch đó và ra chỉ
thị cho tư lệnh Quân khu Lê-nin-grát K. A. Mê-rét-xcốp vạch ra một
phương án kế hoạch mới về việc bảo vệ biên giới và mở mũi phản kích khi
xảy ra xung đột.
Phương án phản kích do bộ tư lệnh và bộ tham mưu Quân khu Lê-nin-
grát xây dựng đã được đưa trình I. V. Xta-lin và đã được duyệt y. Theo
phương án này, các đơn vị chủ yếu của quân khu được tập hợp lại thành tập
đoàn quân 7 gồm hai quân đoàn (19 và 50), với nhiệm vụ, trong trường hợp
có xâm lược, đột phá “tuyến Man-néc-hem” trên eo đất Ca-rê-ri-a và tiêu
diệt chủ lực quân đội Phần Lan tại đây. K. A. Mê-rét-xcốp được giao nhiệm