đứng đòn đột kích đầu tiên của địch, còn các quân đoàn cơ giới dựa vào các
tuyến chống tăng, tiến hành những cuộc phản kích để cùng với các đơn vị
bộ binh tiêu diệt các cánh quân đã thọc được vào trận địa phòng ngự của ta
và tạo tình thế thuận lợi cho bộ đội Liên Xô chuyển sang một cuộc tiến
công kiên quyết.
Dự kiến lúc địch bắt đầu cuộc tiến công, ta sẽ đưa các đơn vị từ sâu
trong nội địa Liên Xô ra địa phận các quân khu sát biên giới. Ngoài ra còn
dự kiến rằng trong mọi trường hợp, bộ đội Liên Xô sẽ bước vào chiến tranh
với tư thế được hoàn toàn chuẩn bị xong và được phân bổ đúng như kế
hoạch đã định, rằng việc động viên và tập trung các đơn vị sẽ phải tiến hành
xong từ trước.
Kế hoạch tác chiến đánh trả cuộc xâm lược đã được kết hợp tỉ mỉ với kế
hoạch động viên của Hồng quân và của cả nước nói chung; người ta đã lập
bản tính toán và định lịch thời gian cho việc chuyển quân và chuyển các thứ
cần thiết cho bộ đội từ trong nội địa đến các khu vực tập trung quân và tiến
hành những biện pháp cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển của Bộ dân ủy
giao thông vận tải. Kế hoạch được lập nên không phải chỉ do một mình Bộ
Tổng tham mưu cùng với các cục nhất định của Bộ dân ủy quốc phòng, mà
còn có cả bộ tư lệnh các quân khu sát biên giới cùng tham gia xây dựng.
Nhằm mục đích này, vào tháng Hai - tháng Tư năm 1941, các tư lệnh,
các ủy viên hội đồng quân sự, các tham mưu trưởng và trưởng phòng tác
chiến của Quân khu đặc biệt Pri-ban-tích, Quân khu đặc biệt miền Tây,
Quân khu đặc biệt Ki-ép và Quân khu Lê-nin-grát được triệu tập về Bộ
Tổng tham mưu để họp bàn. Bộ đã cùng với các đồng chí đó vạch ra cách
thức báo vệ biên giới, định rõ việc huy động những lực lượng cần thiết cho
mục đích đó và những hình thức sử dụng các lực lượng ấy.
Đồng thời bộ còn dự kiến rằng, trước khi địch bắt đầu hành động, các
đơn vị của các thê đội bảo vệ biên giới đã được bổ sung đầy đủ theo biên
chế thời chiến, sẽ triển khai trên các tuyến phòng ngự được chuẩn bị sẵn