Tình hình ở các Phương diện quân Tây - Nam và Thảo nguyên đã được
cải thiện. Phương diện quân Tây - Nam đã giải phóng Li-xi-tsan-xcơ, còn
Phương diện quân Thảo nguyên thì đã chiếm đầu mối đường sắt Liu-bô-tin
và mở những trận chiến đấu ngoan cường để chiếm Mê-rê-pha. Ngày 2
tháng Chín, bộ đội của Phương diện quân Vô-rô-ne-giơ đánh thọc vào Xu-
mư.
Trong những ngày đó, Phương diện quân Trung tâm công kích trên
hướng Nốp-gô-rốt – Xê-véc-xki. Nhưng khi nhận thấy rằng trên hướng phụ
là hướng Cô-nô-tốp đã đạt được kết quả to lớn hơn cả, C. C. Rô-cô-xốp-xki
liền bố trí lại lực lượng chủ yếu của phương diện quân và, bất chấp bùn lầy
trên các bãi sông Clê-vê-nhơ, Xây-mơ, U-bếch và Đô-tsơ, kiên quyết cho
các binh đoàn của mình tiến quân vào miền trung lưu sông Đê-xna, đánh
vào Ba-khơ-ma-tsơ.
Trận đột phá tuyến phòng ngự của bọn phát-xít một lúc ở hai nơi là dọc
sông Mi-u-xơ và ở Bắc U-crai-na đã làm cho tình hình của cụm tập đoàn
quân “nam” của Đức trở nên vô cùng nguy khốn. Nhớ lại những trận chiến
đấu ác liệt trong tháng Tám ở vùng Khác-cốp và ở Đôn-bát, Man-stai-nơ,
nguyên tư lệnh cụm tập đoàn quân đó, đã viết:
“Tất nhiên, chúng tôi không ngờ rằng về phía Liên Xô lại có những khả
năng tổ chức to lớn như vậy thể hiện trong trận này và cả trong việc phát
triển nền công nghiệp quân sự. Quả là chúng ta đã gặp phải một con thủy
túc nhiều đầu, cứ chặt đứt một cái đầu thì nó lại mọc ra hai cái đầu mới…
Đến cuối tháng Tám, chỉ riêng cụm quân chúng tôi đã mất 7 sư đoàn
trưởng, 38 trung đoàn trưởng và 252 tiểu đoàn trưởng… Nguồn dự trữ của
chúng tôi đã cạn rồi…”
Tình hình chiến lược trở nên nguy khốn thảm hại tại khu vực của cụm
lập đoàn quân “nam” vào cuối tháng Tám đã bắt buộc Hít-le phải rời miền
Đông Phổ và ngày 27 tháng Tám tới Vin-ni-txa là tổng hành dinh dã chiến
của hắn. Man-stai-nơ viết rằng ở đây, tại cuộc hội nghị cấp chỉ huy cụm