vũ trang cần được đặt vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu càng sớm thì càng
có lợi cho chúng ta.
Tôi không bàn chi tiết về các điều cực đoan. Tôi chỉ nói là việc đặt các
Lực lượng vũ trang vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu quá sớm cũng có hại
không kém gì việc đặt vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu quá chậm. Từ
chính sách thù địch của nước láng giềng đến chiến tranh đôi khi là một
khoảng cách lớn. Tôi chỉ nói đến trường hợp là Xta-lin rõ ràng đã chậm trễ
trong việc quyết định chuyển quân đội và đất nước hoàn toàn sang chế độ
thời chiến.
Thế mà tôi cho là mặc dù chúng ta chưa hoàn toàn sẵn sàng để tiến hành
chiến tranh - tôi đã viết về điều đó rồi, - nhưng nếu thực sự phải đương đầu
với nó, thì phải mạnh dạn bước qua ngưỡng cửa mà tiến tới. I. V. Xta-lin đã
không dám làm điều đó, cố nhiên là đồng chí xuất phát từ những động cơ
tốt nhất. Nhưng do không kịp thời được đặt vào tình trạng sẵn sàng chiến
đấu nên các Lực lượng vũ trang Liên Xô khi xông vào trận quyết chiến với
bọn xâm lược đã phải ởt trong những điều kiện bất lợi hơn nhiều và bắt
buộc phải vừa đánh vừa rút lui vào tung thâm đất nước.
Nếu nói thế này thì cùng không sai: giá mà cùng với những nỗ lực lớn
lao của Đảng và nhân dân nhằm ra sức củng cố tiềm lực quân sự của đất
nước có thêm được sự động viên và triển khai kịp thời của các Lực lượng
vũ trang, chuyển các Lực lượng vũ trang hoàn toàn sang tình trạng sẵn sàng
chiến đấu ở các quân khu sát biên giới, thì chiến sự sẽ diễn ra một cách
khác hẳn.
Nói một cách khác, giá mà các đơn vị và binh đoàn xô-viết được động
viên kịp thời, được chuyển đến các trận tuyến đã dành sẵn cho họ theo đúng
như kế hoạch, triển khai trên các trận tuyến đó, tổ chức được sự hiệp đồng
tác chiến với pháo binh, với các đơn vị xe tăng và không quân, thì có thể
giả định được rằng ngay từ những ngày đầu chiến tranh đã có thể gây cho
quân địch những tổn thất nặng nề, làm cho chúng không thể nào tiến xa vào