như Gh. C. Giu-cốp đã nhận xét rất đúng trong tập hồi ký của mình, đã
không thể đánh giá một cách hoàn toàn khách quan những tin tức nhận
được về việc nước Đức phát-xít chuẩn bị chiến tranh và báo cáo một cách
trung thực lên 1. V. Xta-lin.
Tôi không kể tỉ mỉ toàn bộ tình hình ấy, nói chung thì những điều đó đã
biết rõ rồi. Tôi chỉ nói về điều là tính chất biệt lập một phần nào đấy của
Cục tình báo với bộ máy của Bộ Tổng tham mưu, có lẽ đã có ý nghĩa nhất
định. Cục trưởng Cục tình báo kiêm thứ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng,
thích báo cáo về những tin tức tình báo trực tiếp với Xta-ln mà không báo
cáo với tổng tham mưu trưởng.
Giá mà Gh. C. Giu-cốp biết được toàn bộ những tin tức tình báo hết sức
quan trọng, thì với cương vị và tính chất của đồng chí, chắc là đồng chí đã
có thể rút ra được những kết luận chính xác hơn và trình bày những kết luận
đó với I. V. Xta-lin một cách có uy tín hơn và, do đó, có thể gây ảnh hưởng
nào đó với niềm tin của I. V. Xta-lin là chúng ta có thể trì hoãn thời gian bắt
đầu chiến tranh, là nước Đức không dám chiến đấu trên hai mặt trận - phía
Tây và phía Đông.
Cũng cần nhận thấy rằng vì muốn trì hoãn thời gian bắt đầu chiến tranh
nên I. V. Xta-lin đã đánh giá quá cao khả năng dùng ngoại giao để giải
quyết nhiệm vụ ấy.
Giá mà Xta-lin đã có một chút ngờ vực nào đấy đối với tính chất hợp lý
tiếp tục đường lối như vậy, thì đồng chí, vốn là con người kiên nghị, cương
quyết, rất có thể đã đồng ý ngay với việc tiến hành mọi biện pháp có tính
chất động viên.
Nhân điều này, tôi nghĩ là nên nhắc đến thông báo của Thông tấn xã
Liên Xô ngày 14 tháng Sáu năm 1941 mà mọi người đã biết. Một số người
muốn coi đó là một văn kiện dường như có tác dụng nguy hại nhất trong
việc chuẩn bị cho đất nước tiến tới chiến tranh, vì đã làm nhụt mất tinh thần