SỰ NGHIỆP CẢ CUỘC ĐỜI - Trang 37

cảnh giác của nhân dân Liên Xô trong thời điểm quan trọng và hiểm nghèo
nhất của đời sống đất nước.

Nếu xem xét thông báo ấy tách rời khỏi chính sách đối ngoại và đối nội

của Đảng cộng sản thì chắc là có thể rút ra những kết luận tiêu cực nào đấy.
Nhưng làm như thế thì thật là xốc nổi.

Thông báo của Thông tấn xã Liên Xô ngày 14 tháng Sáu năm 1941, một

mặt là sự thăm dò về quân sự và chính trị, chứng tỏ rõ ràng rằng nước Đức
đang tiến hành một đường lối nhằm gây chiến tranh chống Liên Xô và nguy
cơ chiến tranh đang tiến gần. Điều đó được thấy rõ ở thái độ lặng thinh của
bọn đầu sỏ phát-xít trước đòi hỏi của Chính phủ Liên Xô.

Mặt khác, thông báo đó chứng tỏ rằng Chính phủ Liên Xô mong muốn

tận dụng mọi khả năng để trì hoãn thời gian bắt đấu chiến tranh, tranh thủ
thời gian để chuẩn bị các Lực lượng vũ trang nhằm đánh trả bọn xâm lược.

Vì vậy tôi nghĩ rằng nếu nhận định thông báo của Thông tấn xã Liên Xô

ngày 14 tháng Sáu năm 1941 là bằng chứng về sự quan tâm của Đảng và
Chính phủ đến an ninh của đất nước và lợi ích thiết thân của đất nước thì đó
là một nhận định đúng.

Việc tiếp tục thực hiện những biện pháp tổ chức và động viên, việc điều

những binh đoàn sang phía Tây, việc chuyển một loạt xí nghiệp sang thực
hiện những đơn đặt hàng quân sự v. v. nói lên rằng thông báo ấy chỉ là một
hành động chính trị đối ngoại.

Đối với chúng tôi, những cán bộ Bộ Tổng tham mưu, cố nhiên, cũng

như những người xô-viết khác, thông báo của Thông tấn xã Liên Xô lúc đầu
cũng gây ra một phần nào sự ngạc nhiên. Nhưng vì sau đó không có những
chỉ thị gì mới hẳn về nguyên tắc, nên thấy rõ ngay là thông báo đó chẳng có
quan hệ gì với các Lực lượng vũ trang cũng như với toàn quốc cả. Hơn nữa,
cuối ngày hôm ấy, phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất, tướng N. Ph. Va-tu-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.