1944 với kết quả là không những giải phóng được Hữu ngạn U-crai-na, mà
còn chuyển địa bàn tác chiến tại một số khu vực mặt trận Xô - Đức sang
bên kia biên giới Liên Xô.
Các đơn vị của Gh. C. Giu-cốp, sau khi tiêu diệt tập đoàn quân xe tăng
4 của Đức, và cùng với Phương diện quân U-crai-na 2 tiêu diệt cả tập đoàn
quân xe tăng 1, đã bám chắc ở phía Đông Cô-ven và Brô-dơ, phía Tây Tác-
nô-pôn và Cô-lô-mưi-a, cánh trái thì ở phía Tây Xi-rét.
Trong các trận chiến đấu ở Hữu ngạn U-crai-na, các tập đoàn quân xe
tăng 1 và 4 của địch đã bị thiệt hại nặng: ít nhất 20 vạn binh lính và sĩ quan
chết và bị thương, trên 2.000 xe tăng và pháo tiến công, trên 4.500 nòng
pháo, trên 53.000 ô-tô và xe xích, gần 1.000 xe thiết giáp.
Các đơn vị của I. X. Cô-nép, sau khi đã đập tan những lực lượng cơ bản
của tập đoàn quân 8 của Đức, tiêu diệt trên 60 nghìn binh lính và sĩ quan và
bắt khoảng 20 nghìn tù binh, đoạt được rất nhiều phương tiện kỹ thuật, vật
tư, ngay từ cuối tháng Ba đã tiến đến biên giới quốc gia, dọc sông Brút, và
sau đó, vượt sông đột nhập lãnh thổ Ru-ma-ni và chiếm các thành phố Bô-
tô-sa-ni, Rê-đê-u-txư, Pa-sca-ni và nhiều điểm dân cư khác.
Việc bộ đội Liên Xô tiến vào Ru-ma-ni đã đẩy mạnh cuộc đấu tranh của
nhân dân Ru-ma-ni chống lại bọn phát-xít Hít-le và chế độ An-tô-ne-xcu và
làm sa sút tinh thần của quân Ru-ma-ni. Nhân dân Ru-ma-ni đã tiếp đón bộ
đội Liên Xô như những người giải phóng cho mình.
Một việc có ý nghĩa rất to lớn là ngày 2 tháng Tư năm 1944, Chính phủ
Liên Xô ra tuyên bố nói rằng Liên Xô không hề theo đuổi mục đích thôn
tính một bộ phận nào của lãnh thổ Ru-ma-ni hoặc thay đổi chế độ xã hội
hiện tại của Ru-ma-ni, và bộ đội Liên Xô tiến vào Ru-ma-ni chỉ là do sự cần
thiết về quân sự và do quân địch tiếp tục chống cự.