chỉ có thể kết thúc việc vượt sông vào đêm 1 rạng ngày 2 tháng Bảy, và đến
cuối ngày thì tiến đến Ô-xtơ-rô-sít-xki Gô-rô-đốc (cách Min-xcơ 18 ki-lô-
mét về phía Đông-Bắc).
Tôi giao nhiệm vụ cho Rốt-mi-xtơ-rốp đến cuối ngày 2 tháng Bảy phải
giải phóng Min-xcơ, còn Tréc-ni-a-khốp-xki thì tổ chức ngay việc di
chuyển xe tăng và pháo tự hành của tập đoàn quân xe tăng được ưu tiên qua
cầu. Thật vậy ngày 3 tháng Bảy, các chiến sĩ xe tăng là những người đầu
tiên đột nhập vào thủ đô Bê-lô-ru-xi-a. Nhưng đó không phải là các chiến sĩ
thuộc tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5, mà là thuộc quân đoàn xe tăng cận vệ
2.
Vấn đề thứ ba trở nên bức thiết đối với tôi vào cuối tháng Sáu là vấn đề
tiếp tục phát triển chiến dịch Bê-lô-ru-xi-a nói chung. Ngay ngày 29 tháng
Sáu, khi nói chuyện bằng điện thoại với Tổng tư lệnh tối cao, tôi đã tỏ ý tin
tưởng chắc chắn rằng, trong những ngày tới, Ba-gra-mi-an sẽ giải phóng
Pô-lôt-xcơ và Lê-pen, còn Tséc-ni-a-khốp-xki sẽ giải phóng Bô-ri-xốp, rồi
đến Min-xcơ; đại bộ phận tập đoàn quận 4 của Đức nhất định sẽ bị bao vây.
Vì vậy, cần phải cấp tốc bắt tay vào chuẩn bị giai đoạn mới của chiến
dịch để, theo đúng kế hoạch Đại bản doanh đã định trước kia, không cho
phép địch hình thành trận tuyến dày đặc ở Bê-lô-ru-xi-a một lần nữa, phát
triển nhanh chóng cuộc tiến công tiếp theo của bộ đội Phương diện quân
Pri-ban-tích 1 và các Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a, hoàn toàn quét sạch
bọn phát-xít ra khỏi lãnh thổ Bê-lô-ru-xi-a; bắt đầu công cuộc giải phóng
vùng Pri-ban-tích và cho bộ đội tiền đến bờ biển Ban-tích để đe dọa hoàn
toàn cô lập bao vây cụm tập đoàn quan “bắc” của bọn phát-xít và đưa bộ
đội Liên Xô đến sát biên giới Đông Phổ và Ba Lan.
Như vậy, vai trò của Phương diện quân Pri-ban-tích 1 trong chiến dịch
sẽ trở nên rất quan trọng, vì thế đã đến lúc phải điều cho nó tập đoàn quân
cận vệ 2 và tập đoàn quân 51 từ lực lượng dự bị của Đại bản doanh.