của các Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2, 1 và Phương diện quân U-crai-
na 1; tôi không những phối hợp hành động, mà còn chỉ đạo các chiến dịch
của các Phương diện quân Pri-ban-tích 2, 1 và Phương diện quân Bê-lô-ru-
xi-a 3.
Đó là hình thức chỉ đạo mới của Đại bản doanh đối với các phương diện
quân. Hình thức này đã được thực hiện trong mấy tháng, và việc áp dụng nó
chứng tỏ sự linh hoạt của Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Cách làm việc như vậy
đã cho tôi nhiều kinh nghiệm phong phú và rất có ích khi tôi được cử làm
Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô ở Viễn Đông.
Đồng thời, Đại bản doanh cũng ra nhiều chỉ thị khác nhằm cải tiến
những hình thức chỉ đạo các phương diện quân. Ngày 30 tháng Bảy, ở miền
Đông Các-pát lại thành lập Phương diện quân U-crai-na 4 đã bị giải tán sau
khi giải phóng Crưm. Nó có nhiệm vụ chiếm U-giơ-gô-rốt, Mu-ca-tsê-vô và
tiến đến vùng giáp giới giữa Hung-ga-ri và Xlô-va-ki. Thượng tướng I. E.
Pê-tơ-rốp được cư làm tư lệnh phương diện quân.
Bây giờ thì Phương diện quân U-crai-na 1 có thế dốc hết tâm trí vào
việc giải phóng Ba Lan, sau đó tiến vào Mô-ra-vi hoặc Xi-lê-di. Ngày 2
tháng Tám, các Phương diện quân U-crai-na 2 và 3 được lệnh xúc tiến
chiến dịch I-át-xư-Ki-si-ni-ốp. Như vậy là Hồng quân đã chuẩn bị tiến công
từ biển Ban-tích đến Biển Đen trên tất cả các hướng và hầu như cùng một
lúc. Đó là điều chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai.
Tình hình ở các phương diện quân mà tôi chỉ đạo thì sao? Đến cuối
tháng Bảy năm 1944, tiền duyên (từ Bắc chỉ Nam) ở Lát-vi-a kéo dài từ hồ
Lu-ba-na đến E-cáp-pin-xơ trên sông Tây Đvi-na (Đau-ga-va); từ đây, nó
quay sang phía Tây đến sông Mê-mê-lê; sau đó, ngoặt gấp về phía Tây -
Bắc và vòng qua Mi-ta-va ( En-ga-va) tiến ra vịnh Ri-ga cạnh Kê-mê-ri; ở
đây, nó không kéo tới Tu-cum-xơ mà rẽ về phía Nam, xuyên qua Lát-vi-a
và Bắc Lít-va, đi qua gần Đô-bê-lê, Gia-ga-rê, Si-a-u-lai đến sông Sê-su-vi-
xơ; từ đó đi sang phía Đông đến sông Nê-vê-gi-xơ; rồi chạy sang Tây -