Nam qua sông Nê-man đến con đường sắt từ Cau-na-xơ đi Viếc-ba-li-xơ,
tụt xuống phía Nam ở Đông Xu-van-ki và đi tới sông Bép-gia ở Tây Grốt-
nô. Bán thân trận tuyến ngoằn ngoèo như vậy chứa đựng khả năng hai bên
đánh vào sườn của nhau.
Tình hình gay go nhất là ở nơi mà các binh đoàn cơ giới Liên Xô đã đột
phá đến vịnh Ri-ga. Cụm tập đoàn quân “bắc” đã mất, các đường giao
thông trên bộ nối liền nó với nước Đức. Ở Đông - Bắc khu đột phá, quân
Đức có cụm tác chiến “nác-va”, tập đoàn quân 18 và một phần tập đoàn
quân 16; ở phía Tây thì có một bộ phận khác của tập đoàn quân 16, ở phía
Nam thì có tập đoàn quân xe tăng 3 và các tập đoàn quân khác của cụm
quân (trang tâm). Giữa hai cụm tập đoàn quân đó, bây giờ có các đơn vị của
Phương diện quân Pri-ban-tích 1.
Bộ chỉ huy Hít-le bắt đầu vội vã kéo những binh đoàn đến mặt trái các
đơn vị của Phương diện quân Pri-ban-tích 1, nhất là đến Tu-cum-xơ, Đô-bê-
lê và Si-a-u-lai. Tối 2 tháng Tám, tôi báo cáo với Tổng tư lệnh tối cao rằng
muốn cho Phương diện quân Pri-ban-tích 1 tiếp tục hoàn thành các nhiệm
vụ được giao thì cần cấp tốc tăng cường thêm cho nó, và tôi lại nhắc tới tập
đoàn quân xe tăng cận vệ 5. Ngoài ra, tôi còn đề nghị điều tới đấy ít nhất là
một quân đoàn của tập đoàn quân xung kích 4 thuộc Phương diện quân Pri-
ban-tích 2, và bù cho tập đoàn quân này hai quân đoàn bộ binh lấy ở lực
lượng dự bị của Đại bản doanh.
I. V. Xta-lin hứa sẽ thực hiện các đề nghị đó, và ngày hôm sau, A. I. An-
tô-nốp cho tôi biết rằng đã có quyết định về việc đó. Dự kiến là tập đoàn
quân xe tăng sẽ được đưa đến Ra-xây-ni-ai, đánh về phía Tây - Bắc đến
Ken-ma, tiêu diệt cánh quân Đức tập trung ở phía Tây Si-a-u-lai. Hai ngày
sau, Đại bản doanh lại cho phép điều tập đoàn quân xung kích 4 gồm hai
quân đoàn từ Phương diện quân Pri-ban-tích 2 trả lại cho Phương diện quân
Pri-ban-tích 1. Quân đoàn thứ ba được điều đi tăng cường cho tập đoàn
quân 22 thuộc Phương diện quân Pri-ban-tích 2.