5 tiến hành. Mũi đột kích đó được đảm bảo từ phía Bắc bằng cuộc tiến công
vào Oóc-ten-xbua của các tập đoàn quân 49 và 50. Mũi đột kích thứ hai do
các tập đoàn quân 65 và 70 mở ở cánh trái của phương diện quân trên
hướng đến Grau-đến-txơ (Grút-den-dơ) và Toóc-nơ (Tô-run). Hai tập đoàn
quân đó có nhiệm vụ yểm trợ cuộc tiến công của bộ đội Liên Xô trên hướng
Vác-sa-va - Béc-lin. Tập đoàn quân không quân 4 làm nhiệm vụ yểm trợ
cho bộ đội lục quân.
Các phương diện quân đã mở đầu cuộc tiến công có kết quả (Phương
diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 vào ngày 13 tháng Giêng, và Phương diện quân
Bê-lô-ru-xi-a 2 vào ngày 14 tháng Giêng). Trận pháo bắn chuẩn bị rất mạnh
đã có tác dụng lớn đối với việc đó.
Nhân tiện tôi xin nói là trong lịch sử chiến tranh nói chung chưa có một
chiến dịch nào lại dùng nhiều đạn dược như chiến dịch Đông Phổ. Hai
phương diện quân được cung cấp 13,3 triệu quả đạn đại bác và cối, 620
triệu viên đạn, 2,2 triệu quả thủ pháo. Riêng trong hai ngày 13 - 14 tháng
Giêng, bộ đội Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 đã sử dụng hơn 1.000 toa
xe các loại đạn dược chủ yếu, còn bộ đội Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2
chỉ trong ngày 14 tháng Giêng đã sử dụng hơn 950 toa. Tính tổng cộng, cả
hai phương diện quân đã dùng hết hơn 15 nghìn toa đạn dược. Để bốc dỡ số
đạn dược có ở các toa xe và chở đến các đơn vị, người ta đã phải dùng gần
10 vạn xe ô-tô (tính theo xe trọng tải 2,5 tấn).
Đến ngày 18 tháng Giêng, mặc dầu kháng cự một cách tuyệt vọng, quân
Đức đã bị thất bại nặng nề ở các mũi đột kích chủ yếu của các tập đoàn
quân Liên Xô, và bắt đầu rút lui hết tuyến này đến tuyến khác, đồng thời
không ngừng phải đưa thêm lực lượng mới vào giao chiến.
Ngày 21 tháng Giêng năm 1945, C. C. Rô-cô-xốp-xki nhận được chỉ thị
của Đại bản doanh ra lệnh tiếp tục tiến công vào Đoi-sơ - Ai-lau và Ma-ri-
en-bua, để chậm nhất là ngày 2 - 4 tháng Hai phải chiếm En-binh, Toóc-nơ