và cắt mọi đường rút lui của địch từ Đông Phổ đến sông Ô-đe. Tiếp đó, sẽ
dùng lực lượng chủ yếu đánh ở vùng giữa Đăng-xích và Stét-tin.
Đến cuối tháng Giêng, tuy chiến đấu hết sức ngoan cường, các Phương
diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 và 3 vẫn không hoàn thành được tất cả các nhiệm
vụ mà Bộ Tổng tư lệnh tối cao giao cho. Nhưng họ đã làm cho địch thiệt hại
rất nặng nề, dồn ép chúng lại và chiếm được một phần lớn Đông Phổ.
Bộ đội Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 đã tiến đến vịnh Phơ-ri-sét,
cách vịnh Đăng-xích một dải đất, còn bộ đội Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-
a 3, sau khi tiến đến sát biển ở phía Bắc và phía Nam Cơ-ních-xbe, đã cắt
cánh quân Đông Phổ ra khỏi các lực lượng khác của phát-xít Đức và chia
cắt những đơn vị còn sót lại chưa bị tiêu diệt của cụm tập đoàn quân “bắc”
thành ba bộ phận. 4 sư đoàn địch bị dồn ra biển ở bán đảo Dem-lan-dơ; 5 sư
đoàn, với những đơn vị đóng trong pháo đài đã bị hãm ở Cơ-ních-xbe; gần
20 sư đoàn bị bao vây ở phía Tây - Nam Cơ-ních-xbe.
Đồng thời, Phương diện quân Pri-ban-tích 1 đảm bảo từ phía Bắc cho
những hoạt động của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3, ngày 28 tháng
Giêng đã chiếm hải cảng lớn Mê-men (Clai-pê-đa). Như vậy, bộ chỉ huy
phát-xít Đức hầu như hoàn toàn không còn khả năng công kích từ Đông
Phổ vào bộ đội Liên Xô đang tiến công trên hướng Béc-lin.
Địch bị tổn thất nặng nề. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch Đông Phổ,
số tù binh địch bị bắt khoảng 52 nghìn lính và sĩ quan, ta thu nhiều vũ khí
và phương tiện kỹ thuật chiến đấu. Hồng quân đã giải phóng gần 68 nghìn
thường dân các nước châu Âu khỏi các trại tập trung ở Đông Phổ. Đó là
những kết quả trong giai đoạn thứ nhất của chiến dịch Đông Phổ.
Do việc vào đầu tháng Hai, Đại bản doanh quyết định cho các Phương
diện quân Pri-ban-tích tạm thời chuyển sang phòng ngự, còn I. V. Xta-lin và
A. I. An-tô-nốp đi họp Hội nghị những người đứng đầu các đại cường quốc
ở Y-an-ta, tôi được lệnh lại giữ chức vụ tổng tham mưu trưởng và thứ