Cuốc-xcơ, khi giải phóng Đôn-bát, trong thời gian hoạt động của bộ đội
Liên Xô để giải phóng Tả ngạn và Hữu ngạn U-crai-na, Crưm, Bê-lô-ru-xi-
a và Pri-ban-tích cũng như trong các chiến dịch khác, trạm thông tin này
thông thường do các đơn vị thông tin liên lạc được trang bị đầy đủ và được
huấn luyện tốt, phục vụ.
Ngoài những phương tiện thông tin hữu tuyến rất đầy đủ để hoàn thành
những nhiệm vụ nói trên, các đơn vị này còn được trang bị đủ các phương
tiện thông tin vô tuyến; trong những trường hợp cần thiết. Bộ Tổng tham
mưu và Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao cũng sử dụng các phương
tiện đó.
Tôi lấy một sự việc đã nêu ở trên làm ví dụ. Đêm 23 rạng ngày 24 tháng
Tám năm 1942, tôi nói chuyện với Tổng tư lệnh tối cao bằng vô tuyến điện
và báo cáo với đồng chí về tình hình hết sức nghiêm trọng ở vùng Xta-lin-
grát, về những biện pháp mà chúng tôi và phương diện quân đã tiến hành tại
chỗ để cứu vãn thành phố, và về những thứ cần thiết mà Đại bản doanh cần
tăng cường để làm việc này. Và việc đó đã xảy ra trong thời kỳ ấy của chiến
tranh, khi Bộ Tổng tham mưu và Đại bản doanh buộc phải đấu tranh với cái
gọi là “bệnh sợ hãi vô tuyến điện” mà nhiều cán bộ chỉ huy binh đội binh
đoàn và thậm chỉ cả tập đoàn quân đã mắc phải.
Quyết định của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao vào khoảng thời
kỳ đó ra lệnh trang bị máy vô tuyến điện riêng cho các quân đoàn trưởng,
sư đoàn trưởng và cho các tư lệnh phương diện quân và tập đoàn quân.
Theo quyết định đó cán bộ tư lệnh hoặc cán bộ chỉ huy dù làm việc ở đâu
thì máy vô tuyến điện riêng đó bao giờ cũng phải ở bên cạnh, và cùng với
các điện báo viên, ở máy vô tuyến điện nhất thiết phải có một sĩ quan của
phòng tác chiến và một nhân viên mật mã.
Mối liên lạc vững chắc bằng kỹ thuật với Bộ Tổng tham mưu đã đảm
bảo cho tôi, với tư cách là Tổng tham mưu trưởng, trong suốt ngày đêm có
thể thường xuyên nghe báo cáo của các cán bộ lãnh đạo của Bộ Tổng tham