tham mưu trưởng phải thực hiện với tư cách là đại diện của Đại bản doanh,
đồng thời cũng là nhiệm vụ trực tiếp của tổng tham mưu trưởng, không kể
đồng chí đó làm việc ở đâu.
Đồng thời cần nói rằng trong mọi trường hợp, những vấn đề quan trọng
nhất, liên quan tới một chiến dịch lớn trước mắt như: việc nghiên cứu và
chuẩn bị quyết định chiến lược, việc Đại bản doanh xem xét lần cuối và phê
chuẩn quyết định đó, và tiếp đó là việc thảo ra kế hoạch cơ bản để tiến hành
chiến dịch, kể cả soạn thảo những chỉ thị cần thiết về chiến dịch cho các
phương diện quân, thì bao giờ cũng nhất thiết phải được tiến hành với sự
tham gia trực tiếp của tổng tham mưu trưởng.
Đồng thời, tôi muốn nhấn mạnh rằng, khi ra mặt trận, Tổng tham mưu
trưởng tuy tạm thời cách xa Bộ Tổng tham mưu, nhưng nhờ áp dụng một số
biện pháp, nên sự cách xa ấy không làm cho đồng chí mất khả năng lãnh
đạo hàng ngày, và theo sự đánh giá của Đại bản doanh thì đồng chí ấy còn
lãnh đạo khá tốt hoạt động của Bộ Tổng tham mưu, nhất là khi nghiên cứu
những vấn đề rất quan trọng. Tôi sẽ nêu ra một số những biện pháp đó.
Mỗi lần khi theo quyết định của Đại bản doanh, Tổng tham mưu trưởng
được cử ra mặt trận để tham gia chuẩn bị chiến dịch và sau đó là tiến hành
chiến dịch, thì ở một trong những phương diện quân mà đồng chí đó phải
tiến hành phối hợp hoạt động, người ta đã thành lập sở chỉ huy của Tổng
tham mưu trưởng. Sở chỉ huy bao giờ cũng có trạm thông tin mạnh nhằm
bảo đảm sự liên lạc hữu tuyến và vô tuyến một cách thường xuyên và vững
chắc với Mát-xcơ-va, tức là với Đại bản doanh, với Bộ Tổng tham mưu, với
các cơ quan của Bộ dân ủy quốc phòng. với Chính phú và với các bộ dân ủy
khác.
Đồng thời thông qua trạm thông tin của Bộ Tổng tham mưu, có thể liên
lạc cả với các phương diện quân, các tập đoàn quân khác và với bộ tham
mưu của các quân khu trong nước. Trong thời kỳ diễn ra trận đánh Xta-lin-
grát, trong các trận chiến đấu ở miền thượng lưu sông Đôn, ở vòng cung