* Bằng mọi cách bảo đảm cho Đại bản doanh đề ra được nhưng quyết
định chiến lược kịp thời và đúng đắn, đáp ứng nhất những mục tiêu chính
trị - quân sự của chiến tranh trong một giai đoạn nhất định, đáp ứng tình
hình mặt trận đã hình thành và hoàn toàn có khả năng thực hiện được với
lực lượng và phương tiện hiện có;
* Tổ chức việc điều khiển của Đại bản doanh đối với bộ đội một cách
vững chắc và liên tục, ra sức giúp cho Đại bản doanh tác động một cách có
hiệu quả và kịp thời đến tiến trình và sự phát triển của tình hình chiến lược
ở các mặt trận, làm thay đổi nhanh chóng tình hình chiến lược có lợi cho
mình, bằng cách làm cho địch không ngờ tới việc đưa những lực lượng dự
bị chiến lược lớn vào tác chiến, hoặc huy động những phương diện quân
bạn tham gia các chiến dịch, và đôi khi còn tổ chức cả những đòn đột kích
mới và mạnh của những phương diện quân trên các hướng chiến lược khác,
xét cho cùng là nhằm đạt được mục tiêu chính trị - quân sự thống nhất.
Tôi nghĩ rằng, trong thời kỳ chiến tranh, việc Đại bản doanh nhiều lần
cứ Tổng tham mưu trưởng tới những hướng mặt trận chủ yếu, là nơi mà các
nhiệm vụ chiến dịch - chiến lược cơ bản của chiến tranh được giải quyết,
không những không gây trở ngại cho Tổng tham mưu trưởng thực hiện
những nhiệm vụ cơ bản đó mà còn, - như kinh nghiệm đã chỉ rõ và bản thân
tôi cũng thấy như vậy, nếu tổ chức công việc của mình ở ngoài mặt trận một
cách thích hợp, - giúp cho Tổng tham mưu trưởng thực hiện nhiệm vụ của
mình và tạo điều kiện lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu một cách cụ thể hơn.
Một vài người lại có thái độ phê phán cách làm đó và dựa vào B. M. Sa-
pô-sni-cốp, một người rất có uy tín trong công tác tham mưu. Thật thế,
trong khi gọi Bộ Tổng tham mưu một cách hình ảnh là “bộ óc của quân
đội”, Sa-pô-sni-cốp đã nói một cách hoàn toàn có lý và có căn cứ khoa học
rằng Tổng tham mưu trưởng phái có mặt thường xuyên ở trung tâm những
sự kiện quân sự, chỉ đạo các công việc và các vấn đề của Bộ Tổng tham