mưu, bắt nhịp được cuộc đấu tranh chống quân thù trên tất cả các mặt trận
và tác động đến cuộc đấu tranh đó.
Tuy nhiên, những lời khuyên rất có giá trị này của B. M. Sa-pô-sni-cốp
chưa hẳn đã được coi là những lời khuyến nghị rằng chỉ có Bộ Tổng tham
mưu và Đại bản doanh mới có thể là nơi thuận lợi, hợp lý và thường xuyên
nhất đối với hoạt động của tổng tham mưu trưởng, để Tổng tham mưu
trưởng và Bộ Tổng tham mưu nói chung hoàn thành thắng lợi những nhiệm
vụ hết sức quan trọng trong thời kỳ chiến tranh.
Tôi cho là B. M. Sa-pô-sni-cốp đã hoàn toàn tán thành cách làm của Đại
bản doanh trong vấn đề này. Khi làm việc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
đồng chí đó trong những tháng cuối năm 1941 và nửa đầu năm 1942, và về
sau này cho đến năm 1945, khi tôi thường xuyên có liên hệ với đồng chí đó
bằng điện thoại, qua đây tôi nhiều lần nói chuyện với đồng chí đó và nhận
được những lời khuyên cần thiết, thì tôi không thể không tin vào điều này.
Có lẽ điều hợp lý là xem xét thực chất của vấn đề không nên dựa vào
quan điểm là tổng tham mưu trưởng có thể vừa ở ngoài mặt trận để thực
hiện trọng trách là đại diện của Đại bản doanh nhằm chuẩn bị và tiến hành
một chiến dịch, chiến lược lớn nào đó, đồng thời vừa hoàn thành những
nhiệm vụ cơ bản của mình là có lãnh đạo được Bộ Tổng tham mưu hay
không. Tiến trình những sự kiện chiến tranh mà trong đó Đại bản doanh Bộ
Tổng tư lệnh tối cao buộc phải áp dụng cách làm này, đã trả lời vấn đề đó
một cách đầy đủ và quả quyết
Theo tôi, đúng hơn cả là phải xem xét vấn đề đó như thế này: bằng cách
nào tổng tham mưu trưởng vừa thực hiện nhiệm vụ của Đại bản doanh ở
ngoài mặt trận, thường ở cách xa Bộ Tổng tham mưu, mà lại không làm cho
Bộ Tổng tham mưu thiếu sự lãnh đạo và giúp đỡ của mình.
Chính về vấn đề này tôi xin đề cập một cách tỉ mỉ hơn, và trước hết, tôi
xin lưu ý là một phần rất lớn và rất quan trọng những nhiệm vụ mà tổng