đã đi tới kết luận rằng thời hạn đó có thể giảm xuống đến hai - ba tháng sau
khi kết thúc chiến tranh ở phía Tây, nếu như ta không phải chuyển những ô-
tô quân sự bằng đường sắt. Ngay trong hội nghị, người ta đã tìm cách giải
quyết vấn đề này. Người Mỹ đã hoàn toàn đồng ý cung cấp cho chúng ta
đến các cảng ở Viễn Đông không những số lượng ô-tô chúng ta cần, mà cả
những đầu máy xe lửa nữa.
Sau hội nghị Y-an-ta, tại Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao và đặc
biệt là tại Bộ Tổng tham mưu, việc chuẩn bị cho chiến tranh chống Nhật
Bản đã được tiến hành một cách tích cực.
Trước đây, ngày 25 tháng Tư năm 1943, thượng tướng M. A. Pu-rơ-ca-
ép, một người đồng chí, người bạn tốt của tôi và là đồng đội trước ở cùng
sư đoàn bộ binh 48 mang tên To-ve, đã được chỉ định làm tư lệnh bộ đội
Phương diện quân Viễn Đông. Đồng chí ấy đã thay đại tướng I. R. A-pa-na-
xen-cô được Đại bản doanh cử tới Phương diện quân Vô-rô-ne-giơ để thực
tập với chức phó tư lệnh phương diện quân.
I. R. A-pa-na-xen-cô là anh hùng nổi tiếng trong cuộc nội chiến, đã hy
sinh năm 1943 trong chiến dịch Bê-lơ-gô-rốt - Khác-cốp. Tháng Sáu năm
1943, thiếu tướng N. A. Lô-mốp, phó tham mưu trưởng Phương diện quân
Viễn Đông, được điều về Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu, giữ chức cục
phó Cục tác chiến và phụ trách hướng Viễn Đông, còn thiếu tướng Ph. I.
Sép-tsen-cô đang làm việc ở Bộ Tổng tham mưu thì được chỉ định thay
đồng chí đó.
Tháng Ba - tháng Tư năm 1945, chúng tôi đã áp dụng những biện pháp
nhằm đổi mới vũ khí và vật tư - kỹ thuật cho bộ đội ở Viễn Đông. Người ta
đã điều về đây 670 xe tăng T-34 và nhiều phương tiện kỹ thuật chiến đấu
khác.
Ngay sau khi kết thúc chiến dịch Đông Phổ, Đại bản doanh đã rút tôi
khỏi Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 về giữ chức thứ trưởng Bộ dân ủy