SỰ NGHIỆP CẢ CUỘC ĐỜI - Trang 552

quốc phòng. Ngày 27 tháng Tư, tôi bắt tay vào công việc xây dựng kế
hoạch chiến tranh chống Nhật Bản.

Thật vậy, trong những ngày đầu tháng Năm và ngày Chiến thắng bọn

phát-xít thì tôi ở Pri-ban-tích, nơi mà tôi đã tới đó theo nhiệm vụ của Đại
bản doanh giao. Ngày 10 tháng Năm, tôi trở về Mát-xcơ-va. Trong thời gian
đó, Bộ Tổng tham mưu trực tiếp chuẩn bị cho chiến trường Viễn Đông. A.
I. An-tô-nốp, X. M. Stê-men-cô và N. A. Lô-mốp đã làm được nhiều việc
rồi.

Những tính toán ban đầu về việc tập trung bộ đội Liên Xô ở vùng ven

sông A-mua, Pri-mô-ri-ê và Da-bai-can đã được phác thảo ngay trong mùa
thu năm 1944. Khi đó, người ta đã sơ bộ tính toán khối lượng vật tư cần
thiết để tiến hành chiến tranh ở Viễn Đông. Nhưng trước Hội nghị Y-an-ta,
chưa hề có sự tính toán chi tiết nào về kế hoạch chiến tranh chống bọn đế
quốc Nhật Bản cả.

Ý đồ kế hoạch chiến dịch có quy mô rất to lớn này đã được xác định có

tính đến đặc điểm của chiến trường sắp tới Chiến tranh phải triển khai trên
một lãnh thổ với diện tích gần 1.5 triệu km2 và có chiều sâu 300 - 800 km,
đồng thời cả trên biển Nhật Bản và biển Ô-khốt.

Kế hoạch dự định là từ phía Da-bai-can, Pri-mô-ri-ê và vùng ven sông

A-mua sẽ cùng một lúc mở những đòn đột kích chủ yếu và một số đòn đột
kích bổ trợ nhằm hợp điểm tại trung tâm miền Đông - Bắc Trung Quốc với
mục đích chia cắt và tiêu diệt từng bộ phận lực lượng chủ yếu của đạo quân
Quan Đông của Nhật.

Việc thực hiện thắng lợi ý đố này phụ thuộc nhiều vào việc chọn đúng

các hướng đột kích chủ yếu, đồng thời xác định số lượng và thành phần lực
lượng cho các đòn đột kích đó. Trong quá trình lập kế hoạch chiến dịch,
một số phương án đã được xem xét. Việc chọn các hướng không những
được quyết định bởi hình thức tiến hành chiến dịch tiến công có tính chất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.