Cáp Nhĩ Tân, Cát Lâm và Hàm Hưng nằm sâu trong hậu phương của địch,
đã tỏ ra rất xuất sắc: sự thất bại của đạo quân Quan Đông đã làm cho quân
Nhật rất hoang mang và giúp quân nhảy dù của Liên Xô có thể dễ dàng
hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng.
Cuộc tiến công chung của chúng ta với Quân đội nhân dân cách mạng
Mông Cổ đã phát triển thắng lợi ngay từ đầu. Những mũi đột kích đầu tiên,
bất ngờ và mạnh mẽ đã cho phép bộ đội Liên Xô giành ngay được thế chủ
động.
Khi Liên Xô bắt đầu những hoạt động quân sự thì chính phủ Nhật Bản
rất hoảng sợ. Ngày 9 tháng Tám, thủ tướng Xu-du-ki tuyên bố: “Việc sáng
hôm nay Liên Xô tham chiến đã hoàn toàn đưa chúng ta vào một tình thế
không có lối thoát và làm cho chúng ta không thể tiếp tục chiến tranh được
nữa”.
Như vậy, theo như giới lãnh đạo nước Nhật đã thừa nhận thì điều quyết
định số phận của Nhật Bản và làm cho chiến tranh thế giới lần thứ hai
chóng kết thúc chính là hoạt động của các Lực lượng vũ trang Liên Xô, chứ
không phải là việc máy bay Mỹ ném bom nguyên tử xuống các thành phố
của Nhật vào ngày 6 và 9 tháng Tám.
Việc hủy diệt hàng loạt dân thường ở các thành phố Nhật Bản hoàn toàn
không phải là do một sự cần thiết về quân sự nào cả. Đối với giới cầm
quyền Hoa Kỳ, bom nguyên tử không hẳn là một hành vi để kết thúc chiến
tranh thế giới lần thứ hai, mà đúng hơn là bước đầu tiên trong “cuộc chiến
tranh lạnh” chống Liên Xô.
Cuộc tiến công của bộ đội Liên Xô diễn ra trong điều kiện quân địch
kháng cự điên cuồng. Tuy thế, trên tất cả các hướng chủ yếu, bộ đội Liên
Xô đã thực hiện xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Ngay ngày 11 tháng
Tám, những đơn vị tiền tiêu của Phương diện quân Da-bai-can đã tiến đến
sườn phía Tây dãy núi Đại Hưng An, còn các đơn vị bộ đội cơ động của