các hoạt động quân sự. Nhưng ở phần lớn các khu vực, quân Nhật không
những vẫn tiếp tục chống cự, mà có những nơi còn chuyển sang phản kích.
Do đó, ngay khi ấy, tôi đã buộc phải gửi cho tướng I-a-ma-đa một bức điện
vô tuyến như sau:
“Bộ tham mưu đạo quân Quan Đông của Nhật qua đài phát thanh đã đề
nghị bộ tham mưu bộ đội Liên Xô ở Viễn Đông chấm dứt các hoạt động
quân sự, nhưng lại không nói một lời nào về sự đầu hàng của các lực lượng
vũ trang Nhật Bản ở Mãn Châu. Trong lúc đó, quân Nhật chuyển sang phản
công ở một số nơi trên mặt trận Xô - Nhật.
Tôi yêu cầu tư lệnh đạo quân Quan Đông từ 12 giờ ngày 20 tháng Tám
phải chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống lại bộ đội Liên Xô trên toàn bộ
mặt trận, hạ vũ khí và đầu hàng. Thời hạn nêu trên là cốt để bộ tham mưu
đạo quân Quan Đông có thể truyền lệnh chấm dứt chống cự và đầu hàng tới
tất cả các đơn vị của mình. Chỉ khi nào quân đội Nhật bắt đầu hạ vũ khí thì
bộ đội Liên Xô mới chấm dứt các hoạt động quân sự”.
Đồng thời, tôi đã ra lệnh cho tư lệnh Phương diện quân Viễn Đông 1 cử
các sĩ quan tham mưu tới các sân bay Mẫu Đơn Giang và Mục Lăng, ủy
nhiệm họ thông bảo cho các đại diện của bộ tham mưu đạo quân Quan
Đông rằng bộ đội Liên Xô sẽ chỉ chấm dứt các hoạt động quân sự khi nào
quân Nhật bắt đầu đầu hàng. Biện pháp này được nêu ra là do nhiều đơn vị
của Nhật hoặc là vì bị mất liên lạc nên không nhận được lệnh của I-a-ma-
đa, hoặc là không chịu thi hành mệnh lệnh đó.
3 giờ 30 phút ngày 18 tháng Tám, qua đài phát thanh, I-a-ma-đa đã trả
lời Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô là sẵn sàng chấp nhận tất cảt những điều kiện
đầu hàng. Ngày 18 tháng Tám, ở nhiều khu vực của mặt trận, những đơn vị
Nhật Bản đã bắt đầu đầu hàng.
Để nhanh chóng tước vũ khí của quân Nhật đã đầu hàng và giải phóng
những vùng đất chúng đã chiếm đóng, ngày 18 tháng Tám, tôi đã ra lệnh