sau đây cho các Phương diện quân Da-bai-can, Viễn Đông 1 và Viễn Đông
2:
“Do sự chống cự của quân Nhật đã bị đè bẹp, nhưng tình trạng đường sá
khó khăn gây trở ngại nhiều cho lực lượng chủ yếu của bộ đội ta chuyển
quân nhanh chóng để thực hiện những nhiệm vụ được giao, vì vậy để cấp
tốc chiếm các thành phố Trường Xuân, Thẩm Dương, Cát Lâm và Cáp Nhĩ
Tân, cần phải chuyển sang sử dụng các đội được thành lập đặc biệt, cơ động
nhanh và được trang bị tốt. Các đội này hay những đội tương tự cần được
sử dụng để giải quyết cả những nhiệm vụ tiếp sau, không sợ các đội đó bị
tách quá xa lực lượng chủ yếu của mình”.
Những đội như thế được thành lập ở tất cả các tập đoàn quân của các
Phương diện quân Da-bai-can và Viễn Đông 1, gồm các binh đội xe tăng,
phân đội bộ binh được chở bằng ô tô các phân đội pháo tự hành và pháo
chống tăng. Để chiếm các cơ sỏ công nghiệp và mục tiêu quân sự quan
trọng và để tiếp nhận sự đầu hàng của các đơn vị đồn trú, quân đổ bộ đường
không đã được thả xuống Thẩm Dương, Trường Xuân, Lữ Thuận, Đại Liên,
Cáp Nhĩ Tân và Cát Lâm. Tiếp sau quân đổ bộ đường không là các đội tiền
tiêu, sau nữa là các binh đội và binh đoàn của tập đoàn quân xe tăng cận vệ
6 đã tiến vào Thẩm Dương, Trường Xuân, Lữ Thuận và Đại Liên.
Binh lính Nhật bất chợt gặp bộ đội Liên Xô đành phải đầu hàng. Trong
số tù binh có cả vua Mãn Châu Hăng-ri Phổ Nghi. Năm 1933, lúc 27 tuổi,
người đại diện này của triều Thanh đã được bọn chủ Nhật Bản đưa lên làm
vua Mãn Châu, thật ra là bù nhìn của chúng. Người bạn đồng hành và cố
vấn thường xuyên của tên vua này là viên tướng Nhật I-ô-xi-ô-ca. Bên cạnh
vua có đại sứ quán Nhật Bản do tư lệnh đạo quân Quan Đông đứng đầu.
Ngày 19 tháng Tám năm 1945, khi phân đội đổ bộ đường không của
Liên Xô xuống sân bay Thẩm Dương thì Phổ Nghi cùng với đoàn tùy tùng,
gồm cả những cố vấn Nhật của hắn, đã chuẩn bị sẵn sàng lên máy bay
chuẩn sang Nhật, nhưng hắn đã bị bộ đội Liên Xô bắt làm tù binh.