cũng mong muốn được như thế. Cuộc đời và hoạt động của con người như
vậy thật xứng đáng là tấm gương để noi theo.
Về B. M. Sa-pô-sni-cốp thì trong cuốn sách này, tôi đã phát biểu khả cụ
thể ý kiến của tôi như là một nhà cầm quân rất giàu kinh nghiệm. Thật đáng
tiếc, vì bệnh tình quá trầm trọng nên đồng chí đã từ trần ngày 26 tháng Ba
năm 1945, tức là 44 ngày trước ngày chiến thắng vĩ đại mà vì nó đồng chí
đã hiến dâng tất cả những gì có thể hiến dâng được. Các Lực lượng vũ trang
và đặc biệt là chúng tôi, những người học trò gần gũi của đồng chí, hết sức
đau đớn khi được tin về cái chết của đồng chí.
Có lẽ một nhà cầm quân kiệt xuất khác trong Chiến tranh giữ nước vĩ
đại, có đức tính kiên trì và sức mạnh của ý chí giống với Giu-cốp, đó là
Nguyên soái Liên Xô J. X. Cô-nép. Là con của một nông dân nghèo ở tỉnh
Vô-lô-gơ-đa, binh nhì trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đồng chí
đã gia nhập đảng bôn-sê-vích lúc thanh niên, và sau thắng lợi của Cách
mạng tháng Mười vĩ đại, đồng chỉ trở thành chiến sĩ bảo vệ tích cực Chính
quyền xô-viết.
Khi 20 tuổi, đồng chí là ủy viên quân sự huyện Ni-côn-xcơ và chỉ huy
một đội do đồng chí tổ chức. Đứng đầu đội này, đồng chí đã tham gia đập
tan cuộc nổi dậy phản cách mạng trên quê hương của đồng chí và ra mặt
trận trong nội chiến. Chẳng bao lâu, I. X. Cô-nép được chỉ định làm ủy viên
quân sự đoàn tàu thiết giáp hoạt động ở vùng Da-bai-can. Sau đó, đồng chí
làm ủy viên quân sự lữ đoàn, sư đoàn, quân đoàn.
Sau nội chiến, khi học xong lớp huấn luyện cán bộ chỉ huy cao cấp và
tốt nghiệp Học viện quân sự mang tên M. V. Phrun-de, đồng chí đã chỉ huy
trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn, tập đoàn quân, các quân khu Da-bai-can và
Bắc Cáp-ca-dơ.
Khi bắt đầu cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, I . X. Cô-nép là tư lệnh
tập đoàn quân. Trong những ngày gian khổ phòng thủ Mát-xcơ-va, đồng chí