SỰ NGHIỆP CẢ CUỘC ĐỜI - Trang 610

Nhưng người dân Cô-xtơ-rô-ma rất lấy làm tự hào về những người đồng
hương của họ là những người có danh tiếng, chẳng hạn như Ph. G. Vôn-
cốp, người thành lập nhà hát Nga đầu tiên ở thành phố I-a-rô-xláp, nhà thơ
A. N. Plê-se-ép, nhà văn A. Ph. Pi-xem-xki, nhà hàng hải G. I. Nê-ven-xki.
Nhà soạn kịch vĩ đại A. N. Ô-xtơ-rốp-xki đã từng sống phần lớn đời mình ở
Cô-xtơ-rô-ma.

Vào năm 1613, trong khu rừng thuộc tỉnh Cô-xtơ-rô-ma, bác nông dân

I-van Xu-xa-nin đã lập nên chiến công yêu nước của mình. Bác dẫn một
toán lính Ba Lan xâm lăng đi vào sâu trong rừng héo lánh và cuối cùng bị
chúng tra tấn đến chết. Hai người lính Cô-xtơ-rô-ma đã cứu được đại công
tước Mát-xcơ-va Đmi-tơ-ri Đôn-xcôi - người chỉ huy quân Nga trong trận
tiêu diệt quân Tác-ta – Mông Cổ trên chiến trường Cu-li-cô-vô ngày 8 tháng
Chín năm 1380.

Cũng nhu ở khắp nơi của nước Nga Sa hoàng, ở Cô-xtơ-rô-ma, cuộc

sống của công nhân và nông dân thật vô cùng cực khổ. Bọn địa chủ, bọn
chủ nhà máy và công xưởng đã thẳng tay bóc lột nhân dân lao động, là
những người thường tỏ rõ sự bất bình của mình bằng những cuộc đấu tranh,
những cuộc bãi công, v. v..

Những sự kiện nổ ra vào mùa xuân năm 1914 ở nhà máy sợi đã để lại

dấu ấn rõ nét trong việc giáo dục ý thức chính trị cho người thanh niên Va-
xi-lép-xki, công nhân của nhà máy đòi chủ tăng lương, bãi bỏ tiền phạt,
đuổi một số tên đốc công thô bạo nhất, đòi ngày làm 8 giờ, chấm dứt việc
truy nã đọc báo chí tiến bộ. Tên chủ nhà máy khước từ những yêu sách đó
và những người thợ kéo sợi tuyên bố bãi công. Theo gương họ, công nhân
các nhà máy khác cũng đứng lên đấu tranh.

Vào tháng Sáu, công nhân tất cả các xí nghiệp ở thành phố đều bãi

công. Và đến cuối tháng đó, cuộc bãi công cũng nổ ra tại các nhà máy và
công xưởng ở những thành phố khác trong tỉnh. Do bãi công có tính chất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.