quần chúng nên công nhân đã giành được thắng lợi: bọn chủ nhà máy buộc
phải thỏa mãn những yêu sách của họ.
Tháng Bảy-tháng Tám năm 1914, sau khi được vào học lớp cuối cùng
của chủng viện, A. M. Va-xi-lép-xki về nghỉ hè ở chỗ bố mẹ. Khi biết tin
chiến tranh bắt đầu nổ ra (ngày 1 tháng Tám, nước Đức đã tuyên chiến với
nước Nga), đồng chí trở về Cô-xtơ-rô-ma và đề nghị được thi tốt nghiệp
chủng viện theo chế độ thí sinh tự do, để sau đó tình nguyện vào quân đội.
Đề nghị của A. M. Va-xi-lép-xki được chấp nhận. Đồng chí hoàn thành
tốt kỳ thi tốt nghiệp chủng viện và tháng Hai năm 1915 được ghi tên vào
học trường quân sự Alếch-xê-ép tại thành phố Mát-xcơ-va. Sau hai tháng,
Va-xi-lép-xki được phong cấp hạ sĩ quan và sau bốn tháng, tức là vào cuối
tháng Năm năm 1915, đồng chí tốt nghiệp khóa đào tạo cấp tốc với cấp bậc
sĩ quan thấp nhất và được điều vào đơn vị chiến đấu.
Vào tháng Chín, Va-xi-lép-xki được đề cử chỉ huy một nửa đại đội của
đại đội 2, tiểu đoàn 1, trung đoàn 409 mang tên Nô-vô-khô-pi-ô-rơ-xcơ,
thuộc sư đoàn bộ binh 103. Chính ở đây, đồng chi đã tham gia chiến đấu lần
đầu tiên. Va-xi-lép-xki bị rơi vào tầm hỏa lực của địch nên đữ hiểu và thấy
được thế nào là đạn trái phá của pháo binh, lựu đạn, thế nào là hỏa lực của
súng cối và súng máy. Đối với đồng chí, cuộc sống thanh bình và nghề linh
mục đã lùi vào dĩ vãng.
Trong suốt mùa thu và mùa đông năm 1916, lực lượng của tập đoàn
quân 9, bao gồm sư đoàn bộ binh 103, đã tiến hành những trận địa chiến ở
vùng phía Tây thành phố Khô-tin chống lại tập đoàn quân 7 của Áo - Hung.
Binh linh của cả hai bên đều phải bám rễ vào các chiến hào. Để có thể sống
được, trong các chiến hào của quân Nga, người ta đào những chiếc hầm đủ
chỗ cho 2-3 người, có bếp lò bé bắng sắt và một lỗ nhỏ để đi vào, nói đúng
hơn là để bò vào. Lỗ hầm được che bằng mảnh vải bạt. Không có công sự
để tránh đạn pháo và súng cối.