na - Ma-re và Ốp-tsi-na - Phre-đe-u, đã chiếm Tséc-nôp-xu và tiến về Tơ-
ran-xin-va-ni.
Sau hai năm do dự, ngày 14 tháng Tám năm 1916, Ru-ma-ni đã tuyên
chiến với Áo - Hung. Nhưng những tháng ngay sau đó đã chứng tỏ rằng
quân đội Ru-ma-ni không được chuẩn bị cho chiến tranh. Do đó, vào tháng
Mười một, quân đội Ru-ma-ni đã bị thất bại, thủ đô Bu-ca-rét bị thất thủ.
Bộ chỉ huy Nga đành phải phái quân đội của mình đến và thành lập một
phương diện quân mới, tức Phương diện quân Ru-ma-ni, nhằm cứu Ru-ma-
ni khỏi bị thất bại hoàn toàn. Phương diện quân Ru-ma-ni mới có cả tập
đoàn quân 9. Sư đoàn 103, nơi mà A. M. Va-xi-lép-xki chiến đấu, được
tung vào hết khu vực này đến khu vực khác để bảo vệ các thành phố của
Ru-ma-ni chống lại các cuộc tấn công của quân Áo.
Cuộc tiến công thắng lợi của Phương diện quân Tây-nam đã đi vào lịch
sử với tên gọi “cuộc đột phá của Bru-xi-lôp”. Mặc dù những kết quả của nó
không được vận dụng một cách đầy đủ do lỗi của Phương diện quân Tây
hoạt động ở bên cạnh và của bộ chỉ huy tối cao, đứng đầu là Sa hoàng, song
cuộc tiến công đó vẫn nổi tiếng trên thế giới và đã ảnh hưởng đền tiến trình
và kết cục của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Đối với A. M. Va-xi-lép-xki, cuộc tiến công này cũng có ý nghĩa lớn,
nhất là nó đã tạo cho đồng chí có những quan điểm nhất định về chuẩn bị và
tiến hành trận đánh. Tất cả những điều đó rất có ích cho Va-xi-lép-xki trong
thời gian sau này, khi tổ chức tác chiến trong những năm nội chiến.
Tháng Ba năm 1917, trong quân đội, mọi người đều biết rằng tại thủ đô
của đế quốc Nga là Pê-tơ-rô-grát (nay là Lê-nin-grát) đã nổ ra một cuộc
cách mạng; Sa hoàng đã buộc phải thoái vị. Quan đội chưa kịp tuyên thệ
với tân Chính phủ lâm thời thì trong các binh đội và phân đội đã xuất hiện
các Xô viết và ủy ban binh sĩ. Những người bôn-sê-vích đã bắt đầu tích cực
đấu tranh giành quần chúng binh sĩ mà phần lớn là nông dân.