cam đoan của đồng chí về thắng lợi vẫn không có giá tri gì hết. Tôi chờ đợi
tin báo của đồng chí về việc đánh bại cụm của Gu-đê-ri-an”.
Đáng tiếc là hành động của bộ đội Phương diện quân Bri-an-xcơ đem
lại rất ít hiệu quả. Còn bản thân tư lệnh phương diện quân bị thương và phải
vào quân y viện ở Mát-xcơ-va được bố trí trong những ngôi nhà của Học
viện nông nghiệp mang tên Ti-mi-ri-a-dép. I. V. Xta-lin đã đến thăm đồng
chí tại đó, về sau đồng chí được chuyển đến Quy-bư-sép để chữa bệnh.
Tôi được gần gũi hơn với A. I. Ê-ri-ô-men-cô trong thời gian chiến đấu
ở Vôn-ga. Tháng Tám năm 1942, theo nhiệm vụ của Đại bản doanh trao
cho, tôi đã ở Xta-lin-grát. Lần đó cũng như những lần sau nữa khi đến đây.
tôi đã có dịp quan sát công việc của A. I. Ê-ri-ô-men-cô với tư cách là tư
lệnh phương diện quân. Đồng chí tỏ ra lả một cán bộ chỉ huy kiên nghị và
cương quyết tổ chức đánh trả quân thù. Từ sở chỉ huy được bố trí ở hầm lò
trên bờ sông Txa-ri-txa. đồng chí đã khéo léo điều động các đơn vị xe tăng
và pháo binh cũng như không quân và lực lượng dự bị. Tôi đã nhiều lần báo
cáo với Đại bản doanh về điều đó.
Đến giai đoạn kết thúc chiến tranh thì A. I. Ê-ri-ô-men-cô chỉ huy
Phương diện quân U-crai-na 4. Nhưng nếu so sánh những thành tích của
đồng chí trong thời kỳ các chiến dịch tiến công và phòng ngự, thì cố nhiên
là trong thời kì các chiến dịch phòng ngự, đồng chí thể hiện tài năng của vị
tướng lĩnh một cách rõ ràng và đầy đủ hơn.
I. V. Xta-lin gọi A. I. Ê-ri-ô-men-cô là “tướng phòng ngự”, bằng cách
gọi đó đã đánh giá bản lĩnh chiến đấu của đồng chí ấy. Lẽ tất nhiên, nghệ
thuật tổ chức và tiến hành các chiến dịch phòng ngự trong điều kiện chiến
tranh hiện đại đòi hỏi ở vị tướng lĩnh cũng là một thứ nghệ thuật quân sự rất
phức tạp, quan trọng và lớn lao.
Chiến dịch của không quân được tiến hành trên khu vực mặt trận Bri-
an-xcơ nhằm đánh vào cụm quân của Gu-đê-ri-an cũng không đem lại kết