quả mong muốn. Bộ đội ta đã chống cự rất anh dũng, song vẫn không chặn
địch lại được. Các binh đoàn xe tăng của địch đã đột phá vào sườn trái
Phương diện quân Bri-an-xcơ và thọc qua sông Đê-xna. Ngày 7 tháng Chín,
chúng tiến ra Cô-nô-tốp. Địch đã có thể đẩy mạnh hoạt động trên toàn địa
bàn của Phương diện quân Tây - Nam, chỉ trừ ở hướng Ki-ép là hướng mà
lúc đó chúng chưa hành động tích cực.
Tối 7 tháng Chín, hội đồng quân sự Phương diện quân Tây - Nam báo
tin cho tổng tư lệnh hướng Tây - Nam và Bộ Tổng tham mưu rằng tình hình
ở mặt trận lại càng nguy kịch hơn. Địch đã tập trung một lực lượng trội hơn
ta, đang phát huy thành tích trên các hướng Cô-nô-tốp, Tséc-ni-gốp, Ô-xti-
ô-rơ và Crê-men-tsúc. Rõ ràng là cánh quân chủ yếu của tập đoàn quân 5
đang có nguy cơ bị bao vây.
Phương diện quân đã dốc các cố gắng chủ yếu vào hướng Crê-men-tsúc
để thủ tiêu bàn đạp của địch tại đây. Phương diện quân hết cả lực lượng dự
bị. Hội đồng quân sự phương diện quân yêu cầu cho phép rút tập đoàn quân
5 và sườn phải tập đoàn quân 37 về tuyến sông Đê-xna. Hội đồng quân sự
hướng Tây - Nam đã đồng ý với đề nghị của hội đồng quân sự phương diện
quân.
Sau khi thảo luận về tin báo cáo đáng lo ngại đó, tôi và Sa-pô-sni-cốp
đến gặp Tổng tư lệnh tối cao với ý định kiên quyết thuyết phục đồng chí là
cần phải rút lui toàn bộ Phương diện quân Tây - Nam qua sông Đni-ép-rơ
và xa hơn nữa về phía Đông và bỏ Ki-ép. Chúng tôi cho rằng quyết định
như thế trong lúc này cũng đã khá muộn và nếu tiếp tục từ chối quyết định
đó sẽ có nguy cơ gây tai họa không thể tránh khỏi cho toàn bộ Phương diện
quân Tây - Nam.
Cuộc bàn bạc thật khó khăn và nghiêm túc. Xta-lin khiển trách là chúng
tôi cũng như Bu-đi-on-nưi đã theo con đường ít khó khăn nhất: đáng lè phải
đánh địch thì chúng tôi lại chỉ lo tránh địch…