SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 150

Chúa Nguyễn Phúc Chu với tầm nhìn

vượt trước thời đại

ọ Nguyễn ở Đàng Trong từ khi mở nghiệp đến lúc suy vong có

chín vị chúa, đa số đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng dân, trong đó vị
chúa thứ sáu là Nguyễn Phúc Chu có một sự nghiệp rất đặc biệt, gắn liền với
việc mở mang bờ cõi phương Nam. Ông còn được gọi là Quốc chúa, sinh
năm Ất Mão (1675) với một lai lịch nhuốm màu huyền thoại. Sử nhà
Nguyễn Đại Nam thực lục tiền biên chép về sự kiện này như sau: “Mẹ của
Quốc chúa được tuyển làm cung tần. Đến khi có thai, ở nơi phương tây nam
trên trời mở ra một lỗ, có mây sắc vây bọc xung quanh, giữa một luồng ánh
sáng rực trời tỏa ngay vào chỗ nhà mẫu hậu ở. Đến lúc sinh thì ánh sáng
tỏa rực khắp nhà...”

Cậu bé ra đời trong điềm lạ được một bà phi không có con mang về chăm

sóc và mời thầy dạy dỗ. Vốn thông tuệ, chăm chỉ, lại được học hành tử tế,
Phúc Chu lớn lên thành một chàng trai văn võ toàn tài. Tuy mẹ có địa vị
không cao, song do lớn tuổi nhất trong số năm người con trai của chúa
Nguyễn Phúc Trăn nên Phúc Chu được cha chọn làm Thế tử. (Chúa Nguyễn
Phúc Trăn còn được gọi là chúa Nghĩa, ông chính là người đã rời đô từ Kim
Long về Phú Xuân để nhiều đời sau lấy làm kinh đô). Thay cha đứng đầu
Đàng Trong năm mới 16 tuổi, Phúc Chu sớm tỏ ra chín chắn, quyết đoán,
được sử đánh giá là một vị chúa hiền, “quan tâm đến việc chiêu hiền đãi sĩ,
cầu lời nói thẳng, nạp lời can gián, bỏ xa hoa, bớt chi phí, nhẹ thuế má giao
dịch, giảm nhẹ mọi hình phạt, trăm họ không ai không vui mừng”.

Quốc chúa là người sùng đạo Phật. Ông muốn chấn hưng Phật giáo, lấy

triết lí của đạo Phật xây dựng xã hội nên rất chú trọng việc xây chùa, đúc
tượng, mở các lễ hội Phật giáo cho dân chúng vui chung. Song để dân không
thờ Phật theo kiểu mê muội, chúa đã ba lần cho người đi thỉnh một vị cao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.