Đàng Trong trước cơn giông tố
ấy đời chúa liền, xã hội Đàng Trong ổn định và phát triển hơn
Đàng Ngoài. Năm 1738, Thế tử Nguyễn Phúc Khoát lên nối ngôi chúa, trở
thành người đứng đầu trăm quan khi mới 23 tuổi. Phải làm cái gì đó khác
các tiên chúa, vị chúa trẻ có phần tự mãn vắt óc nghĩ mà chưa hé được một
“chiêu” gì.
Bỗng đâu, trong dân gian lan truyền câu sấm “Bát đại thời hoàn Trung
đô”, nghĩa là “Tám đời phải trở về Trung đô”. Câu này được suy diễn ra là
đến đời thứ tám (ứng với triều đại chúa Phúc Khoát) sẽ phải trở lại Trung đô
(tức Đông Đô, cũng là Thăng Long - kinh đô Đàng Ngoài). Chúa lo lắm.
Không lẽ giang sơn một dải từ Đèo Ngang đến Cà Mâu, mất bao xương máu
và công lao tạo dựng, nay lại phải về làm bề tôi vua Lê và cả chúa Trịnh
nữa?! Nhưng các nịnh thần đã hiến kế, việc hoá giải lời “sấm” này đâu có gì
khó, chúa chỉ việc xưng vương và xây dựng tân đô, thế là xong.