SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 16

Trần Cảo và lời sấm truyền “Phương

Đông có thiên tử khí”

hời vua Lê Tương Dực, ở điện Thuần Mỹ có người làm chức

giám tên là Trần Cảo. Ông vốn người trang Dưỡng Chân, huyện Thủy
Đường (nay là huyện Thủy Nguyên), Hải Phòng. Nghe lời sấm truyền
“phương Đông có thiên tử khí”, Trần Cảo cho là ứng vào mình

(1)

, bèn quyết

định khởi binh mưu việc lớn.

Ban đầu, ông tụ tập những người tha hương làm vây cánh, trong đó có

nhiều người Chiêm lưu lạc đang phải trốn tránh triều đình. Để có danh chính
ngôn thuận, Trần Cảo tự nhận mình là dòng dõi năm đời của vua Trần và là
ngoại thích của bà Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ vua Lê Thánh Tông.

Tháng 3 năm 1516, Trần Cảo và con là Trần Cung cùng các thủ hạ thân

tín dấy binh khởi nghĩa ở chùa Quỳnh Lâm. Ông tự cho mình là Đế Thích
giáng sinh, xưng làm vua, đặt niên hiệu là Thiên Ứng. Mỗi khi ra trậnn ông
mặc áo đen, quân lính đều cạo trọc đầu, để ba chỏm tóc nên gọi là "quân ba
chỏm". Quân của Trần Cảo đông tới vài vạn người, quân triều đình không
sao chống đỡ nổi. Cả một vùng Hải Dương phía đông lần lượt thuộc về
"quân ba chỏm".

Không dừng lại ở “phương Đông”, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng

và cũng rất táo tợn. Chỉ trong có mấy tháng, Trần Cảo đã hai lần tiến đánh
kinh thành. Lần đầu, “quân ba chỏm” tiến về Bồ Đề, uy hiếp Thăng Long.
Họ tuy ô hợp nhưng liều chết khiến quân triều đình rất khốn đốn. Bấy giờ
quan đại thần Trịnh Duy Sản vì có thù riêng với vua, lấy cớ đi đánh Trần
Cảo rồi bất ngờ đem quân quay về, giết chết Lê Tương Dực. Kinh thành náo
loạn, binh lính đốt phá, cướp bóc loạn xạ. Trịnh Duy Sản phải đem vua mới
lập là Lê Chiêu Tông chạy về Tây Đô. Kinh thành bị bỏ ngỏ, Trần Cảo liền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.