Bà Chúa Chè, ngôi chúa và loạn kiêu
binh
ược tuyển vào phủ chúa, Đặng Thị Huệ dù có sắc đẹp mê hồn,
ban đầu cũng chỉ được làm nữ tì hầu hạ bà Tiệp dư Trần Thị Vịnh, thứ phi
của chúa Trịnh Sâm. Thường thì phận nữ tì có khi đến lúc già cũng chẳng
được biết mặt chúa. Nhưng hôm ấy, trời đã khéo thương Thị Huệ khi nàng
được chủ sai bưng một khay hoa đến dâng chúa. Và nàng lại càng may hơn
khi được chúa Trịnh Sâm, người có tiếng đa tình... thương đến. Vừa mới
thấy Thị Huệ, chúa đã nổi hứng đàn ông, vời nàng vào phòng trong ân ái.
Thị Huệ quả là người có “khiếu” thiên bẩm về chuyện này. Nàng khéo léo
chiều chuộng, đem đến cho chúa những cảm giác chưa từng thấy trong đời...
Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm là vị chúa đầy quyền uy, lại vừa lập công lớn
với triều đình. Sau bao năm giao tranh với quân Nguyễn không phân thắng
bại, phải đến thời Trịnh Sâm, quân Trịnh mới thắng thế, chiếm được cả xứ
Thuận Quảng của Đàng Trong. Thế nhưng về chuyện riêng tư, xem ra ông
không mấy toại nguyện. Trong cung đã tuyển bao nhiêu đàn bà con gái mà
lúc nào chúa cũng cảm thấy trống trải. Đến khi thứ phi Dương Ngọc Hoan
sinh được con trai là Trịnh Tông, ai cũng tưởng chúa sẽ vui lên, quên hết
mọi sự đời. Nhưng không, dù chúa cố làm ra vui vẻ thì vẫn không giấu được
vẻ u sầu.
Tiệp dư Trần Thị Vịnh thật khó có thể ngờ khay hoa của mình công dụng
đến thế. Từ đó, chúa dường như chỉ tự nhốt mình bên kẻ mang hoa, người đã
đem đến cho chúa những phút giây tình ái chứa chan, những lúc chúa thấy
mình trẻ lại, vô lo, thật khác xa những lúc cầm quân đi Nam chinh hay phải
đối phó với những mưu toan nơi cung vua, phủ chúa. Không, chúa cũng có
lo đấy, nhưng là lo làm sao để chiều lòng người đẹp. Một lần, Đặng Thị Huệ