SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 176

thầy thuốc thiếu lương tâm này. Được một thời gian ông xin về thăm cố
hương Hải Dương, mãi chúa mới cho phép. Nhưng không lâu sau, ông lại có
lệnh triệu về kinh vì chúa ốm nặng. Ông chữa khỏi cho Trịnh Sâm và cũng
miễn cưỡng chữa tiếp cho thế tử Trịnh Cán. Chúa lại trọng thưởng cho ông.
Ông bắt buộc phải nhận nhưng nghĩ bụng: “Mình tuy không phải đã bỏ quên
việc ẩn cư, nhưng nay hãy tạm nhận phần thưởng rồi sau vứt đi cũng được.”
(Thượng kinh kí sự).

Cuối năm ấy, nhân có người tiến cử một lương y mới, Lê Hữu Trác liền

lấy cớ người nhà ốm nặng rời kinh. Về nhà, ông viết tập Thượng kinh kí sự
bằng chữ Hán, thuật lại những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ
Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho cha con nhà chúa. Bên cạnh
những bức tranh tả cảnh thiên nhiên đầy chất trữ tình, tác phẩm phanh phui
cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy, thế lực của nhà họ Trịnh. Tập
kí là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá. Cùng với các trước tác về y học
của ông, Thượng kinh kí sự không chỉ góp phần vào sự nghiệp của riêng Lê
Hữu Trác với tư cách là nhà y học, nhà văn, nhà văn hóa lớn, mà còn có
đóng góp đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà.

Ông qua đời ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) tại quê mẹ Bầu

Thượng, thọ 71 tuổi. Địa danh đó nay đã đổi thành xã Sơn Trung (thuộc
huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), nhưng mãi còn lưu dấu ấn trong danh tiếng
của một bậc vĩ nhân khiêm nhường: Hải Thượng Lãn Ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.