SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 19

Kiến Vương Tân và các hậu duệ làm vua

cuối thời Lê Sơ

à con thứ năm của Lê Thánh Tông, Kiến Vương Lê Tân đi vào

lịch sử với tư cách là cha của một ông vua và ông nội của hai ông vua khác.

Sinh năm 1466, đến năm 1471 thì hoàng tử Lê Tân được cha phong cho

tước vương. Tháng 7 năm ấy, đức vua sai Thái bảo Hộ bộ Thượng thư Lê
Cảnh Huy mang kim sách, sắc phong cho hoàng tử làm Kiến Vương. Khi ấy
ông mới lên năm tuổi, không rõ có nhớ được gì không, nhưng vì ông là
hoàng tử con vua nên sự kiện này được sử sách ghi lại. Cũng từ đấy ông
thường được gọi là Kiến Vương Tân.

Tương truyền, Kiến Vương từ thuở bình sinh đã thông minh hiếu học. Khi

vua Lê Thánh Tông làm thơ thường sai con họa lại. Kiến Vương còn biên
soạn bộ Lạc Uyển thư nhàn, được Phan Huy Chú bình luận: “Vương là
người trầm tĩnh sâu xa, ham học, giỏi văn, những bài họa thơ ngự chế của
vua Lê Thánh Tông có nhiều câu hay... Cách điệu trong trẻo mà khỏe khoắn,
được nhiều người đương thời khen ngợi.”

Kiến Vương mất năm Nhâm Tuất (1502) dưới thời trị vì của vua anh Lê

Hiến Tông, thọ 36 tuổi. Vua nghỉ chầu 3 ngày, ban cho ông tên thụy là Trinh
Tĩnh.

Đó là tất cả những gì sử sách ghi lại, và có lẽ đó cũng là tất cả sự nghiệp

của ông. Song, như trên đã nói, Kiến Vương Tân được nhớ đến trước hết bởi
những người con, cháu rất đặc biệt của mình – những ông vua trong lịch sử!

Trong đó người “nổi tiếng” nhất phải kể đến Lê Oanh, con thứ của Kiến

Vương, lên ngôi năm 1509 tức Lê Tương Dực (đã được viết thành một bài
riêng). Một người con khác của Kiến Vương, tuy không làm vua, nhưng
cũng cần được nhắc đến là Cẩm Giang Vương Lê Sùng, con trai cả của ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.