Không chỉ công chúa Ngọc Hân mà người dân Thăng Long đều cảm kích
trước nghĩa cử của Nguyễn Huệ.
Ở Thăng Long chừng một tháng, công chúa theo chồng về Phú Xuân. Khi
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, Ngọc Hân công chúa được phong là Bắc
Cung hoàng hậu. Trong số các hoàng hậu, bà là người được vua Quang
Trung sủng ái nhất. Nhưng Bắc Cung hoàng hậu vẫn sống rất khiêm nhường
khiến ai nấy đều nể trọng. Bà luôn hết lòng chăm sóc chồng, dạy bảo lễ
nghĩa cho các cung nhân, động viên tướng sĩ trước khi lên đường đánh giặc.
Có lần, vua Thái Đức ra thăm Phú Xuân, Ngọc Hân công chúa ra tiếp kiến.
Nguyễn Nhạc nức nở khen cô em dâu dòng dõi cành vàng lá ngọc.
Khi ra Bắc lần thứ hai hỏi tội Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Huệ cũng đặc biệt
cho dùng kiệu vàng đưa Ngọc Hân ra theo để thỏa tình nhung nhớ quê
hương.
Ngọc Hân sinh được cho vua Quang Trung hai người con, trai là Nguyễn
Quang Đức, gái là Nguyễn Thị Ngọc Bảo. Cuộc sống hạnh phúc của bà với
Nguyễn Huệ chỉ vẻn vẹn được bảy năm. Năm 1792, nhà vua mất đột ngột,
khi bà mới vào tuổi 23.
Ngọc Hân đã để lại một áng thơ khóc chồng (Ai tư vãn) vô cùng cảm
động:
Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình
Nghe rành rành trước vua Nghiêu Thuấn
Công đức dày ngự vận càng lâu
Mà nay lượng cả ơn sâu
Móc mưa tưới khắp chín châu đượm nhuần...
Trong đó câu “Mà nay áo vải cờ đào” đã trở thành một hình ảnh tượng
trưng nhất của vua Quang Trung. Giờ đây người anh hùng đã ra đi, bà chỉ
muốn được chết theo chồng, nhưng còn phải ở lại để nuôi con:
Con trứng nước thương vì đôi chút