Đại bàng gãy cánh
nh em Tây Sơn vừa rút về Nam, tình thế Đàng Ngoài lại rơi vào
cảnh nhiễu nhương. Bấy giờ Lê Duy Khiêm, cháu đích tôn của vua Lê Hiển
Tông đã được đưa lên ngôi sau khi ông nội qua đời, tức vua Lê Chiêu
Thống. Nhưng khi Nguyễn Huệ theo anh rút đi thì họ Trịnh lại quay trở về,
nhằm lập lại chế độ vua Lê chúa Trịnh trước kia. Các tướng cũ của họ Trịnh
tôn phù Trịnh Bồng, một người bác họ của chúa Trịnh Khải từng bị Nguyễn
Huệ tiêu diệt. Trịnh Bồng dựa thế của họ, ngày càng lộng quyền, buộc Lê
Chiêu Thống phải phong tước vương (Án Đô Vương), như thời các chúa
Trịnh. Lê Chiêu Thống lo sợ, cầu cứu Nguyễn Hữu Chỉnh, viên tướng Tây
Sơn bị anh em nhà Tây Sơn bỏ lại ở Nghệ An khi rút về Nam...
Nguyễn Hữu Chỉnh vốn người xã Đông Hải, huyện Chân Phúc (nay là xã
Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc), Nghệ An. Ông sinh năm 1742, là con của một
nhà buôn giàu có, nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Năm 16 tuổi, Chỉnh đỗ
Hương cống (cử nhân). Gặp thời loạn, võ cần hơn văn, ông bố cho con trai
học cả võ, nên cùng năm đó, trong kì thi Tạo sĩ (tiến sĩ võ), Chỉnh vào đến
Tam trường, thể hiện cả tài làm tướng. Chỉnh đến kinh đô, làm môn hạ quận
Việp Hoàng Ngũ Phúc, được giữ một chức quan nhỏ. Tính hào phóng, lại tài
hoa, giỏi thơ Nôm, ăn nói khéo, gia tư lớn khiến Chỉnh giao du rộng, ăn chơi
đệ nhất kinh thành và học hỏi được nhiều mưu sâu kế hiểm.
Năm Giáp Ngọ (1774), khi quận Việp mang quân chiếm Phú Xuân,
Nguyễn Nhạc sợ bị quận Việp đánh mặt bắc, chúa Nguyễn đánh mặt nam
bèn xin quận Việp cho làm tiên phong tấn công Nguyễn. Quận Việp bằng
lòng và cử Chỉnh vào sắc phong cho Tây Sơn Vương. Chỉnh thân mật với
Tây Sơn từ đó. Đến năm Canh Tí (1780), do mất chỗ dựa ở Đàng Ngoài,
Chỉnh bỏ “nước” vào Đàng Trong với Tây Sơn, hòng đi tiếp trên đường
công danh. Chỉnh được Nguyễn Nhạc tin cẩn, cho dự bàn quốc sự. Chỉnh tỏ